(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Sự tiện lợi và giá rẻ khiến nước uống đóng chai, bình đang được người dân sử dụng khá nhiều. Tuy nhiên, chất lượng của sản phẩm này đang là dấu hỏi lớn khi những quy định về điều kiện sản xuất, kinh doanh lại chưa được các cơ sở sản xuất thực hiện đầy đủ.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nước uống đóng chai: Tiền thật, hàng giả?

(VH&ĐS) Sự tiện lợi và giá rẻ khiến nước uống đóng chai, bình đang được người dân sử dụng khá nhiều. Tuy nhiên, chất lượng của sản phẩm này đang là dấu hỏi lớn khi những quy định về điều kiện sản xuất, kinh doanh lại chưa được các cơ sở sản xuất thực hiện đầy đủ.

Chất lượng khó kiểm soát

Theo số liệu thống kê, trên địa bàn tỉnh hiện có khoảng 110 cơ sở sản xuất, kinh doanh nước uống đóng chai được quản lý. Các cơ sở này chủ yếu sản xuất với quy mô nhỏ lẻ (khoảng 99%), hoạt động có tính chất theo mùa vụ khi nhu cầu sử dụng tăng cao. Chính vì hoạt động thời vụ như vậy nên không ít cơ sở sản xuất chỉ chú trọng đến sản lượng tiêu thụ mà không quan tâm đến chất lượng sản phẩm được đưa ra thị trường, chưa chấp hành nghiêm túc các quy định ATTP.

Một số cơ sở nước uống đóng chai trên địa bàn tỉnh chưa tuân thủ nghiêm quy trình sản xuất.

Để tìm hiểu về vấn đề này, chúng tôi đã “mục sở thị” một số cơ sở sản xuất nước uống đóng bình trên địa bàn tỉnh. Tại cơ sở sản xuất nước uống Quasta, phường Quảng Thắng, TP Thanh Hóa, chúng tôi thấy quy trình sản xuất nước uống đóng chai đã bị “tối giản” tới mức chỉ cần mấy mét vuông nhà, vài chiếc bình lọc… là đã có thể cho ra sản phẩm. Trong khi đó, người lao động trực tiếp sản xuất ở cơ sở này không có trang phục bảo hộ lao động, tất cả các công đoạn vệ sinh bình, cho nước vào bình và đóng nhãn mác đều sử dụng thủ công.

Hay tại Công ty TNHH MTV Lan Anh, xã Quảng Đông, TP Thanh Hóa qua quan sát của chúng tôi thấy cơ sở sản xuất ở đây khá chật hẹp, lại nuôi gà thả rong trong khu vực sản xuất nước… Cũng trong đợt kiểm tra chất lượng ATTP của Chi cục VSATTP vừa qua cơ sở này đã bị xử lý do lỗi vi phạmkhông bảo đảm ATTP về khoảng cách đối với nguồn ô nhiễm, bị phạt tiền 4.000.000 đồng.

Thêm vào đó, trên thị trường hiện nay xuất hiện hàng loạt thương hiệu nước tinh khiết hay nước khoáng na ná với các hãng nước có tên tuổi, uy tín như: ViTa, Xpro, ANILIM, KiWi, Vistar, Aquavita, Anova... Điều này khiến người tiêu dùng dễ nhầm lẫn, ngộ nhận.

Nhiều cơ sở vi phạm

Theo báo cáo của Chi cục ATVSTP, trong năm 2015 đã thành lập 5 đoàn kiểm tra chuyên ngành, 1 đoàn kiểm tra đột xuất kiểm tra 75 cơ sở, trong đó có 13 cơ sở vi phạm (cảnh cáo 1, phạt tiền 12 với tổng số tiền 22.850.000 đồng); 6 tháng năm 2016 thành lập 2 đoàn kiểm tra chuyên ngành, kiểm tra tại 21 cơ sở, có 7 cơ sở vi phạm, phạt tiền 13.850.000 đồng với những tồn tại được phát hiện như: Hồ sơ giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện và công bố sản phẩm hết hiệu lực, không thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên hoặc thực hiện không đầy đủ, ghi nhãn hàng hóa không phù hợp với hồ sơ công bố, bảo quản sản phẩm không đúng quy định, không có trang bị bảo hộ lao động đầy đủ, thực hành vệ sinh trong quá trình sản xuất không bảo đảm...

Kiểm tra cho có lệ?

Được biết, hàng năm, cán bộ thanh tra của Chi cục ATVSTP kết hợp với các cơ quan chức năng khác tổ chức kiểm tra các cơ sở sản xuất nước uống đóng chai. Nhưng với số lượng nhiều, rải khắp tỉnh nên đoàn chỉ kiểm tra được rất ít cơ sở sản xuất, còn lại đành... giao nhiệm vụ cho các trung tâm y tế tuyến huyện!Do vậy, đối với những cơ sở làm chui hoặc lén lút đóng nước tại gia đình, thì cơ quan chức năng rất khó trong vấn đề phát hiện, xử lý.

Mặt khác, các lần kiểm tra chỉ tập trung vào thời điểm đầu năm hoặc tháng phát động vệ sinh an toàn thực phẩm, mỗi lần kiểm tra lại báo trước cho cơ sở sản xuất nên cơ sở có thừa thời gian "dọn dẹp" những vấn đề tồn tại. Đáng nói, mặt hàng nước tinh khiết trên thị trường hiện nay sản xuất không hề có lô hàng rõ ràng nên khi có "vấn đề" lại càng khó kiểm soát, xử lý.

Không chỉ thế, mặt hàng này hiện cũng chưa có trong danh sách kiểm tra thường xuyên của Chi cục Tiêu chuẩn chất lượng đo lường nên việc ghi nhãn hàng hóa nhằm công bố chất lượng đến người tiêu dùng thế nào tùy thuộc vào... nhà sản xuất. Vì thế, không có cơ sở để đảm bảo chất lượng nước đúng như những gì ghi trên nhãn? Một câu hỏi luôn được đặt ra là khi nào người tiêu dùng mới thoát khỏi tình trạng “tiền thật, hàng giả”.

Nguyễn Đạt



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]