(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Ở Việt Nam, Phật giáo là tôn giáo được du nhập nước ngoài những năm đầu công nguyên. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, cùng với quá trình phát triển của dân tộc, Phật giáo đã khẳng định địa vị của mình để trở thành tôn giáo của dân tộc, đồng thời làm thành một bộ phận quan trọng trong đời sống văn hóa - xã hội.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phật giáo Thanh Hóa trong dòng chảy lịch sử dân tộc

(VH&ĐS) Ở Việt Nam, Phật giáo là tôn giáo được du nhập nước ngoài những năm đầu công nguyên. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, cùng với quá trình phát triển của dân tộc, Phật giáo đã khẳng định địa vị của mình để trở thành tôn giáo của dân tộc, đồng thời làm thành một bộ phận quan trọng trong đời sống văn hóa - xã hội.

Trong quá trình tồn tại và phát triển, Phật giáo Việt Nam đã góp phần quan trọng đối với văn hóa tư tưởng, thế giới quan, nhân sinh quan, tạo nên sự gắn kết cộng đồng, sức mạnh chung cho cả dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập, xây dựng và phát triển đất nước.

Đối với Thanh Hóa, từ những năm đầu công nguyên, những truyền thuyết về nhà sư Ấn Độ có mặt ở động Hồ Công là bằng chứng xác thực cho quá trình truyền giáo tại Thanh Hóa. Vào thế kỷ thứ X ở Thanh Hóa, Phật giáo đã phát triển ở nhiều vùng như Tĩnh Gia, Vĩnh Lộc, Đông Sơn... gắn liền với tên tuổi của những nhà sư nổi tiếng, trong đó có Khuông Việt Đại sư Tăng Thống Ngô Chân Lưu, người có công lớn đưa Phật giáo Việt Nam nói chung, Thanh Hóa nói riêng bước vào giai đoạn phát triển rực rỡ.

Bên cạnh sự xuất hiện của các nhà sư, sự xuất hiện và việc trùng tu tôn tạo sửa sang những ngôi chùa như: Dương Đình Nghệ (931 - 937) đã cho dựng nhà và nuôi 3.000 nghĩa tử trên chùa Phúc Hưng để mưu tính cơ đồ phục quốc. Lê Đại Hành (942-1006) đi tuần thú đến Ngũ Giang, thấy chùa Hương Nghiêm núi Càn Ni đổ nát, nhà vua liền cho tu bổ dựng thêm. Đó là những bằng chứng chứng minh cho sự hình thành và phát triển của Phật giáo Thanh Hóa trong những buổi đầu dựng nước.

Đến giai đoạn thời Lý - Trần, phật giáo ở Thanh Hóa đã phát triển rộng khắp ở các miền trung du, đồng bằng. Những ngôi chùa nổi tiếng triều Lý - Trần như chùa Minh Tịnh ở xã Hoằng Phúc, huyện Hoằng Hóa do Sùng Nghi sứ Hoàng Khánh Văn tu dựng năm (1090), chùa Báo Ân núi An Hoạch do Thái úy Việt Quốc công Lý Thường Kiệt khởi dựng năm (1099), chùa Linh Xứng núi Ngưỡng Sơn cũng do Thái úy Việt Quốc công Lý Thường Kiệt khởi năm (1126) chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh do Thông Phán Chu công khởi dựng năm Hội Tường Đại Khánh thứ 9 (1118).

Các ngôi chùa thời Trần như: Chùa Giáng, chùa Du Anh, chùa Diên Hoa, chùa Hoa Long ở huyện Vĩnh Lộc, chùa Hưng Phúc ở huyện Quảng Xương, chùa Am Động Bồng ở huyện Nga Sơn, Chùa Mịch Cần ở phường Hàm Rồng... là những chứng tích chứng minh cho sự phát triển hưng thịnh của Phật giáo giai đoạn này.

Triều đại nhà Lê - Nguyễn, Nho giáo độc tôn, nhưng Phật giáo cũng phát triển, các ngôi chùa làng xuất hiện nhiều hơn, nhưng nó không được ghi chép trong sử sách mà chỉ ghi chép thông qua hệ thống bi ký và những ký ức của người dân địa phương.

Đại đức Thích Tâm Đức trao suất cơm của bếp ăn tình thương cho bệnh nhân nghèo đang điều trị tại bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa.

Sau năm 1975, khi nước nhà được thống nhất, Phật giáo Thanh Hóa hòa cùng Giáo hội Phật giáo Việt Nam tiếp tục đồng hành cùng dân tộc trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước và hội nhập quốc tế. Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thanh Hóa đã nhanh chóng thống nhất, hệ thống tổ chức Phật giáo ngày càng được củng cố từ tỉnh hội đến cơ sở, từ đó tạo tiền đề phát huy giá trị tốt đẹp, cao cả của mình trong nhiều mặt của đời sống xã hội.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thanh Hóa đại diện cho tăng ni, phật tửtỉnh Thanh Hóa trong những năm gần đây rất chú trọng công tác đào tạo cơ bản từ việc tuyển lựa bổ nhiệm các sư trụ trì ở các chùa, giới thiệu tăng ni đi học tập tại các học viện và các trường trung cấp phật học trong cả nước, việc đào tạo nâng cao trình độ học thạc sĩ - tiến sĩphật học ở nước ngoài; đến việc nâng cao chất lượng tự đào tạo trong các cơ sở đào tạo tại giáo hội và việc tổ chức thường xuyên, ngày càng đi vào quy củ các khóa Hạ. Nhiều cơ sở hoạt động phật sự và phục vụ cho ngành giáo dục đào tạo tăng tài được mở rộng quy mô, đi vào hoạt động nền nếp, tiêu biểu các cơ sở an cư kiết hạ của Giáo hội.

Với truyền thống gắn đạo với đời, đạo pháp với dân tộc, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thanh Hóa đã tham gia vào nhiều hoạt động xã hội như: Giúp đỡ người nghèo, người có công trong kháng chiến, trẻ mồ côi, khuyến khích hội khuyến học ở các địa phương,… Phật giáo Thanh Hóa ngày càng khởi sắc không chỉ ở số lượng và quy mô các lễ hội, ở việc xây dựng, tu bổ, tôn tạo cơ sở thờ tự mà còn ở việc nâng cao sự nhận thức về phật học và thế học cho các tăng ni, ở việc tổ chức các hội thảo về Phật giáo.

Trong đó, tiêu biểu là nhân đại lễ Kỷ niệm 30 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thanh Hóa (1984 - 2014), Ban Trị sự Phật giáo tỉnh đã tổ chức hội thảo với chủ đề "Chặng đường 30 năm xây dựng và trưởng thành, cơ hội và thách thức mới của Phật giáo Thanh Hóa" vào năm 2014 vừa qua. Hội nghị đã khái quát những nét chính về quá trình hình thành và phát triển của Phật giáo ở Thanh Hóa, cũng như những thách thức đặt ra đối với Phật giáo Thanh Hóa trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước và hội nhập quốc tế.

Hòa chung không khí long trọng Đại lễ kỷ niệm 35 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam (7/11/1981 - 7/11/2016), Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thanh Hóa tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề "Phật giáo Thanh Hóa trong dòng chảy lịch sử dân tộc". Với nội dung được các chư vị tăng ni, các bậc thức giả trong tham luận, sẽ làm sáng tỏ hơn lịch sử của Phật giáo Thanh Hóa, từ đó chứng minh cho sự đóng góp của Phật giáo Thanh Hóa đối với Tổ quốc, nhân dân trong dòng chảy lịch sử. Hy vọng với kết quả hội thảo khoa học này, công tác nghiên cứu Phật giáo Thanh Hóa có bước phát triển mới, hoạt động Phật giáo ở Thanh Hóa nói riêng, trong cả nước nói chung.

Đại đức Thích Tâm Đức

Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thanh Hóa



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]