(vhds.baothanhhoa.vn) - Ở cái tuổi 88, và từng bị biến chứng, ông Đoàn Quý Khoáng đã quên đi nhiều chuyện, nhưng những hồi ức về lần gặp và trò chuyện với Bác Hồ vẫn hằn rất rõ trong tâm trí người cán bộ HTX Cơ khí Thành Công năm xưa.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Sống mãi kỷ niệm một lần được gặp Bác Hồ

Ở cái tuổi 88, và từng bị biến chứng, ông Đoàn Quý Khoáng đã quên đi nhiều chuyện, nhưng những hồi ức về lần gặp và trò chuyện với Bác Hồ vẫn hằn rất rõ trong tâm trí người cán bộ HTX Cơ khí Thành Công năm xưa.

Dù đã 55 năm trôi qua nhưng ký ức về lần duy nhất được gặp Bác Hồ, từng lời nói, cử chỉ đến lời dặn dò của Bác được ông Khoáng kể với niềm tự hào, giống như đem khoe một báu vật mà không nhiều người có được.

Ông Đoàn Quý Khoáng xúc động kể lại câu chuyện lần đầu được gặp Bác Hồ.

Ông Khoáng nhớ lại đó là năm 1961 khi ấy ông đang là Phó Chủ nhiệm Thường trực HXT Cơ khí Thành Công, là đơn vị lá cờ đầu trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp miền Bắc. Nhận được tin Bác Hồ sẽ đến thăm HTX vào chiều ngày 11/12 trong chuyến thăm và làm việc với tỉnh Thanh Hóa, tất cả mọi người trong HTX đều rất vui mừng và hào hứng chuẩn bị cho buổi gặp mặt. Nhưng đến 10h 30 phút khi Bác Hồ về đến thị xã Thanh Hóa (nay là TP Thanh Hóa) Người quyết định đến thăm HTX luôn. “Đang ngồi trực thì tôi nghe thấy tiếng ồn ào, khi ra đến nơi thì Bác cùng đoàn đã xuống xe và đang tiến vào HTX, dù đã chuẩn bị từ sáng nhưng mọi người đều hết sức ngỡ ngàng”, ông Khoáng tâm sự. Tiếp mạch câu chuyện, ông Khoáng kể “Sau đó tôi dẫn Bác đi thăm các phân xưởng làm việc, câu đầu tiên Bác hỏi “máy này chú mua ở đâu” tôi đã tự tin trả lời Bác đây là những chiếc máy do đơn vị tự sản xuất và gia công, nghe xong câu trả lời Bác khen và thể hiện niềm vui mừng, khi đó trong lòng tôi dâng lên niềm vui sướng và tự hào khôn tả”.

HTX Cơ khí Thành Công lúc đó có 5 phân xưởng với trên 400 công nhân, nghe tin Bác đến thăm ai ai cũng mong mỏi, háo hức. Để ổn định tổ chức và công nhân yên tâm sản xuất, chúng tôi đã hứa với họ khi Bác Hồ đến thăm nhất định sẽ dẫn Bác đi gặp gỡ hết các anh em trong phân xưởng, đi đến phân xưởng nào Bác cũng ân cần hỏi han, dặn dò từng đồng chí. Rồi Bác nói với lãnh đạo HTX gọi tất cả cán bộ, công nhân để Người nói chuyện. Và cuộc nói chuyện năm nào ùa về trong ký ức ông Khoáng với vẹn nguyên bầu không khí trang trọng, niềm kính yêu của từngcán bộ, công nhân HTX dành cho vị Cha già dân tộc. Đôi mắt ông Khoáng rực sáng lên với câu mở đầu Bác nói “Các cô, các chú có cái tên rất đẹp HTX Cơ khí Thành Công, đã thành công rồi, sẽ thành công mãi về sau”, rồi Bác dặn dò “các cô, các chú làm ở HTX cơ khí, làm cơ khí thì chỉ có sắt, thép, gang thôi. Vì vậy, sản phẩm làm ra phải tốt, không được làm hỏng, làm xấu bởi nếu làm xấu, hỏng thì chỉ có thể vứt bỏ, không thể ăn được”. Cuộc trò chuyện chỉ diễn ra trong vài phút ngắn ngủi nhưng chắc rằng hơn 400 công nhân HTX Cơ khí Thành Công lúc đó sẽ còn nhớ mãi kỷ niệm được gặp gỡ, trò chuyện với Bác Hồ, và xem đó như một kỷ niệm đẹp của đời người.

“Tôi tuy bây giờ đã già, yếu nhưng những lời Bác dạy khi xưa tôi luôn ghi nhớ. Không kể thời gian, tuổi tác hễ còn sức khỏe, minh mẫn thì tôi vẫn tiếp tục học theo Bác và kể cho con cháu nghe những câu chuyện về vị Cha già dân tộc”, ông Khoáng chia sẻ.

Luôn cố gắng hết mình để hoàn thành nhiệm vụ

Đó là suy nghĩ của ông Trịnh Gia Minh, ở thôn Thạc Quả 1, xã Yên Trường (Yên Định), người từng được phong là chiến sĩ thi đua toàn quốc, đã vinh dự được gặp Bác Hồ kính yêu.

Năm nay, dù đã 80 tuổi nhưng trông ông Minh còn khá minh mẫn. Tiếp chúng tôi trong căn nhà của mình, ông bồi hồi nhớ lại: Hồi đó, ông và bà An ở thôn Thạc Quả 2, là một trong số những đoàn viên xuất sắc của phong trào Đại Phong trong sản xuất nông nghiệp, góp phần tăng năng suất, sản lượng lương thực, bảo đảm an ninh lương thực cho hậu phương và chi viện cho tiền tuyến miền Nam đánh thắng kẻ thù, thống nhất đất nước. Từng chi tiết của ngày Bác Hồ về thăm, đến giờ ông vẫn còn nhớ mãi. “Đó là vào ngày 11 tháng 12 năm 1961, ngày Bác Hồ về thăm cán bộ, nhân dân xã Yên Trường. Hôm đó, do không được báo trước nên ông cùng một số thanh niên khác đến muộn. Gặp Bác, sự gần gũi, giản dị ấy làm cho không chỉ ông mà tất cả mọingười ai nấy đều phải ngạc nhiên, lúc đó Bác mặc bộ quần áo kaki đã cũ, đi đôi dépcao su, đầu đội chiếc mũ cát-két.

Hôm Bác về, Bác nói chuyện với bà con rất thân tình, cởi mở. Bác quan tâm đến từng bữa ăn, cách sinh hoạt theo nếp sống mới. Bác hỏi về thành tích của cán bộ và nhân dân trong xã. Biết được những thành tích của ông Minh, cụ Bồng, bà An những đảng viên giỏi của xã, Bác đã tự mình gắn huy hiệu tặng cho ba cá nhân, và nhắc nhở mỗi tầng lớp, lứa tuổi làm những phần việc cụ thể, thiết thực, chung tay xây dựng HTX, không ngừng cải thiện đời sống cho xã viên.

Ông Trịnh Gia Minh, thôn Thạc Quả 1, xã Yên Trường (Yên Định), người vinh dự được gặp Bác Hồ.

Nói đến đây ông không khỏi xúc động: “Hạnh phúc lớn nhất đời của tôi là được gặp Bác Hồ và vinh dự được Bác trực tiếp gắn huy hiệu lên ngực áo”. Sau đó, Bác đã dặn các cán bộ và thanh niên trong xã: “Các cô, các chú cố gắng học giỏi, tích cực trồng cây gây rừng, làm nhà cho các em học để Bác về thăm lần nữa”. Nghe lời Bác, tất cả mọi người đều đồng thanh hô to hai tiếng “vâng ạ”. Ông không thể quên được hình ảnh của Bác khi Người muốn biết sâu, biết tường tận cuộc sống của người dân nơi đây, sau khi kết thúc buổi nói chuyện tại sân vận động xã, Người đã cùng với lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa, lãnh đạo huyện Yên Định, và lãnh đạo xã Yên Trường băng qua các bờ ruộng, lội bộ vào làng để thăm một số gia đình, thăm nhà trẻ của xã và kiểm tra đời sống nhân dân.

Kể từ lần Bác Hồ về thăm xã, những lời Bác dặn, những việc Bác làm như tiếp thêm sức mạnh, tạo thêm nguồn động lực để giúp Đảng bộ, chính quyền và thanh thiếu niên trong xã ngày càng phấn đấu hơn trong công việc, lập nhiều kỷ lục.

Những lớp trẻ sau đó, không chỉ có bà An, ông Minh mà còn nhiều thanh niên khác nữa được phong là kiện tướng. Với ông, sau lần gặp Bác càng tích cực hơn nữa tham gia các phong trào thi đua yêu nước ở địa phương, đóng góp sức mình xây dựng xã thành điển hình tiên tiến ở miền Bắc. Từ những lời dặn dò, bảo ban ân cần của Người, ông đã có được những bài học sâu sắc cho riêng mình “sống yêu thương con người và không lãng phí”. Đến giờ, ông vẫn nhớ mãi dáng hình của Người dẫu thời gian đã lùi xa hơn nửa thế kỷ. “Bác dặn tôi nhiều điều nhưng tôi vẫn nhớ nhất lời dặn là người cán bộ cách mạng phải quý trọng đạo đức và biết rèn luyện đạo đức giống như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong. Bởi vậy tôi luôn cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong bất kỳ hoàn cảnh nào để xứng đáng với lời dặn của Bác”, ông Minh ngậm ngùi nhớ lại.

Vân Anh - Nguyễn Đạt


Vân Anh - Nguyễn Đạt

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]