Thời gian gần đây, khách du lịch quốc tế đặc biệt là khách Trung Quốc (TQ) đến Khánh Hòa liên tục tăng cao. Tuy nhiên, nhiều người đến đây chỉ núp bóng du khách để hoạt động kinh doanh, hướng dẫn viên du lịch... và đến nay cơ quan chức năng vẫn chưa thể kiểm soát được.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tại Khánh Hòa: Biến tướng lao động “chui” người Trung Quốc

Thời gian gần đây, khách du lịch quốc tế đặc biệt là khách Trung Quốc (TQ) đến Khánh Hòa liên tục tăng cao. Tuy nhiên, nhiều người đến đây chỉ núp bóng du khách để hoạt động kinh doanh, hướng dẫn viên du lịch... và đến nay cơ quan chức năng vẫn chưa thể kiểm soát được.

Hướng dẫn viên là người TQ chưa có thẻ.

Trong vai một du khách tự do, chúng tôi tới các điểm bán hàng, shop bán hàng, quầy bar tại các điểm du lịch ở TP Nha Trang và bắt gặp rất nhiều hướng dẫn viên (HDV) người TQ trực tiếp hướng dẫn đoàn, ra giá bán hàng. Khi chúng tôi đến mua hàng tại một mỹ phẩm (thuộc đường Phước Long, phường Phước Long, TP Nha Trang) thì phát hiện nơi đây có rất nhiều lao động người TQ đang hướng dẫn khách mua và ra giá bán. Khi chúng tôi ghi hình ảnh thì ngay lập tức chủ tiệm chạy tới ngăn cản và nghiêm cấm chụp hình. Chúng tôi hỏi chủ tiệm tại sao không tuyển dụng người Việt làm việc, chủ tiệm này cho rằng: “Tuyển người TQ theo tour làm việc sẽ kéo được khách TQ đến mua hàng và lao động TQ có khả năng giao dịch với khách TQ tốt hơn”.

Tại nhiều điểm bán hàng, tình trạng HDV người TQ không thẻ, không bảng tên hướng dẫn đoàn diễn ra ngang nhiên. Ở một số điểm bán hàng tại xã Phước Đồng, TP Nha Trang xuất hiện rất nhiều người TQ, nói tiếng TQ thuyết minh cho du khách trước các tấm bản đồ Việt Nam. Tuy nhiên cơ quan quản lý lại không thể kiểm soát được những HDV trên đang nói gì về những tấm bản đồ nói trên.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, rất nhiều du khách TQ đến Nha Trang theo tour du lịch nhưng trên thực tế thì không phải như vậy. Nhiều người trong số đó đến đây để làm việc “chui”. Hằng ngày nhiều du khách TQ vẫn đi bán hàng, hướng dẫn đoàn và làm nhiều công việc khác. Nhiều người TQ đã thuê nhà dân, thuê khách sạn để ở và làm việc chứ không phải đi du lịch như hợp đồng. “Shop chúng tôi chỉ phục vụ người TQ thôi. Du khách Việt muốn vào thì phải đi theo đoàn và phải liên hệ trước. Lao động làm việc ở đây là người TQ, hướng dẫn người TQ mỗi tour đến đây chúng tôi phải trích từ 15-20% số tiền bán hàng để trả cho hướng dẫn đoàn”, anh T, một chủ Shop chuyên bán hàng mỹ nghệ tại xã Phước Đồng thổ lộ. Anh Nguyễn Trọng Long, một người dân tại xã Phước Đồng cho biết: “Nhiều du khách TQ thuê nhà nguyên căn tại đây. Sáng đi làm tối mịt mới về. Không biết họ đi du lịch hay làm gì”.

HDV người TQ thuyết minh về tấm bản đồ Việt Nam được cho là nhạy cảm.

Để biết về công tác quản lý lao động nước ngoài tại địa phương, phóng viên Văn Hóa đã liên hệ với Sở LĐ,TB&XH tỉnh Khánh Hòa, nhưng lãnh đạo chuyên trách của Sở này không thể tiếp chuyện nhà báo với lý do “bận họp”. Khi chúng tôi liên hệ với Phòng chuyên môn quản lý lao động của Sở để có số liệu cụ thể thì một số cán bộ của phòng này cho rằng, “đây là vấn đề nhạy cảm, chưa có ý kiến lãnh đạo thì không thể cung cấp”. Trao đổi về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Lệ Thanh, Phó giám đốc Sở Du lịch Khánh Hòa cho biết: “Hiện nay Khánh Hòa có 230 doanh nghiệp lữ hành, trong đó có 48 doanh nghiệp lữ hành quốc tế (27 doanh nghiệp lữ hành TQ); 463 hướng dẫn viên du lịch quốc tế, trong đó chỉ có 84 hướng dẫn viên du lịch tiếng TQ, Sở Du lịch sẽ kiểm tra và xử lý nghiêm những hướng dân viên du lịch không có thẻ, hướng dẫn viên người TQ chưa đủ tiêu chuẩn”.

Cũng theo bà Thanh, quản lý lao động nước ngoài, đặc biệt là lao động trong ngành du lịch không thuộc thẩm quyền của Sở du lịch nhưng Sở vẫn thường xuyên phối hợp với Sở LĐ,TB&XH, có văn bản kiến nghị quản lý chặt lao động nước ngoài đối với ngành du lịch. “Du khách tăng nhanh, ngành du lịch có vô số công việc cần làm, bởi vậy cần có sự vào cuộc của các ngành từ việc niêm yết giá, quản lý lao động, quản lý môi trường, an ninh trật tự… Nếu chỉ một mình ngành du lịch thì không thể kiểm soát được. Hiện nay, các shop bán hàng, điểm bán hàng đạt chuẩn thì chúng tôi mới được phép kiểm tra, ngoài ra các Shop khác không đạt chuẩn của ngành thì phải phối hợp kiểm tra. Nhân lực quản lý của ngành du lịch hiện nay quá ít, trong khi đó lượng công việc lại ngày một tăng nên gặp rất nhiều khó khăn”, bà Thanh phân trần.

“Vấn đề khách TQ “núp” tour không đồng lao động “chui”, hướng dẫn viên người TQ không có thẻ thuyết minh trước các tấm bản đồ Việt Nam là khá nhạy cảm, chúng tôi sẽ ghi nhận và báo cáo UBND tỉnh thành lập đoàn kiểm tra”, bà Thanh cho biết.

“​Vấn đề khách TQ “núp” tour không đồng lao động “chui”, hướng dẫn viên người TQ không có thẻ thuyết minh trước các tấm bản đồ Việt Nam là khá nhạy cảm, chúng tôi ghi nhận và sẽ báo cáo UBND tỉnh thành lập đoàn kiểm tra” - Bà Nguyễn Thị Lệ Thanh, Phó giám đốc Sở Du lịch Khánh Hòa cho biết.

Theo baovanhoa.vn


Theo baovanhoa.vn

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]