(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Họ là những người lính đã từng chiến đấu vì nền độc lập của dân tộc, mang trên mình những thương tích của chiến tranh. Và họ đã được những y, bác sỹ làm trong một môi trường đặc biệt nuôi dưỡng, điều trị... Tháng 7 này, với họ như ấm áp hơn...

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tháng 7 ở Trung tâm Điều dưỡng người có công

(VH&ĐS) Họ là những người lính đã từng chiến đấu vì nền độc lập của dân tộc, mang trên mình những thương tích của chiến tranh. Và họ đã được những y, bác sỹ làm trong một môi trường đặc biệt nuôi dưỡng, điều trị... Tháng 7 này, với họ như ấm áp hơn...

Làm việc trên 30 năm trong nghề, y sỹ Lê Thị Lý bồi hồi: “Nếu không có sự gắn bó thì cũng thật khó phục vụ đến ngày hôm nay, có những lúc không hình dung được công việc mình làm bởi áp lực quá lớn...”. Những thương bệnh binh với vết thương rò rỉ và bệnh tật, không có người nhà chăm sóc trong sinh hoạt hàng ngày cũng như khi đối diện với những cơn đau, chỉ có y, bác sỹ túc trực bên họ, ngay cả khi họ điều trị ở tuyến trên. Vì các đối tượng phần lớn là mất trí nhớ, rối loạn tâm thần nên việc y, bác sỹ bị đối tượng chửi, đấm đá nhẹ nhàng là chuyện thường xuyên xảy ra thậm chí còn bị đánh. Mới đây, một phó khoa ở trung tâm đã bị một thương binh đấm gãy xương mũi, mất 65% sức khỏe...

Chiến tranh đã đi qua hơn 40 năm và những người lính, sau chiến tranh, còn lại là những vết thương âm ỉ đó là ông Trương Thế Giới ở Hoằng Phụ (Hoằng Hóa), thương binh ¼, không vợ, không con, cứ lên cơn lại đánh người, bỏ trốn, không tự chủ được sinh hoạt của mình; là bà Lê Thị Hoa ở Cẩm Bình (Cẩm Thủy) vào trung tâm từ những năm 80, cũng không chồng, không con, không tự sinh hoạt; là bà Nguyễn Thị Súy, bệnh binh đặc biệt 1/3, may mắn bà vẫn còn tỉnh táo để có thể tự nấu nướng, giặt giũ, trồng rau... Trong thời chiến, bà Súy đã từng công tác tại Binh trạm 150 ở Cục xăng dầu (thuộc Tổng cục Hậu cần). Trong một lần đi giao hàng, bà Súy và một đồng đội khác đã bị thương do trúng bom Mỹ. Bà Súy đã bị bỏng và nhiễm độc xăng chì nặng, liên tục phải đi điều trị, lọc chì. Cũng từ đấy, bà mất khả năng sinh con. “Hơn 30 năm ở trung tâm, đây là quê hương thứ 2 của tôi rồi. Quan trọng hơn cả là tư tưởng, sống lạc quan, vui vẻ. Khi mới về trung tâm tôi có 37 kg, giờ đã lên được 46 kg”.

Cán bộ trung tâm đang chăm sóc cho mẹ liệt sỹ.

Hiện ở Trung tâm Điều dưỡng người có công đang quản lý 214 người thuộc 5 đối tượng, trong đó khoa thương, bệnh binh tâm thần là 76 người. Ông Trịnh Văn Cường - Trưởng Khoa Quản lý, chăm sóc thương, bệnh binh tâm thần cho biết: “Do tính chất đặc thù công việc nên việc chăm sóc, điều trị vô cùng khó khăn. Trung tâm không như những tuyến bệnh viện khác bởi công việc là phải gắn bó cả đời với các đối tượng, người nhà cũng không chăm sóc được. Nâng cao chất lượng chuyên môn, chất lượng phục vụ chính là điều mà chúng tôi luôn hướng tới”...

Tháng 7 nghĩa tình và tháng 7 không chỉ dành riêng cho những người lính mà ở đây, tại Trung tâm Điều dưỡng người có công này, với tôi đó còn là sự tôn vinh những “chiến sỹ” áo trắng. Nói vậy, vì công việc của những “chiến sỹ” làm việc tại trung tâm này mang tính đặc thù, không giống ai - họ còn thân hơn người thân trong gia đình.

Hoàng Việt Anh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]