(vhds.baothanhhoa.vn) - Ông Nguyễn Trọng Hữu sinh năm 1930, tại làng Tạnh Xá, Đông Vệ, TP Thanh Hóa. Ông là người gắn bó máu thịt với sự nghiệp xây dựng và phát triển thư viện tỉnh nhà.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thương tiếc ông Nguyễn Trọng Hữu - Nhà thư viện học Thanh Hóa

Ông Nguyễn Trọng Hữu sinh năm 1930, tại làng Tạnh Xá, Đông Vệ, TP Thanh Hóa. Ông là người gắn bó máu thịt với sự nghiệp xây dựng và phát triển thư viện tỉnh nhà.

Là một trong những người đầu tiên tham gia phong trào xây dựng Thư viện Thanh Hóa, ông xem sự thăng trầm của phong trào thư viện là lẽ sống của đời mình. Trong những năm chiến tranh chống Mỹ, không quản mưa bom bão đạn, ông đã cùng đồng nghiệp chắt chiu, gom nhặt từng cuốn sách, vác trên vai mang về thôn quê phục vụ nhân dân. Những kỹ thuật chăm bón cây trồng, chăm sóc vật nuôi nhờ thế đã đến được với người nông dân vào thời kỳ đất nước còn khó khăn, nghèo khổ.

Thời kỳ xây dựng Thư viện Thanh Hóa - Quảng Nam kết nghĩa, ông đã cùng đồng nghiệp đến từng cơ quan, đoàn thể vận động mọi người đóng góp sách báo để góp phần xây dựng thư viện Quảng Nam không chỉ phong phú nội dung sách báo mà còn thắm tình kết nghĩa Thanh Hóa - Quảng Nam. Người đã đặt những viên gạch đầu tiên xây dựng nên mối tình thắm thiết đó và xứng đáng là người cán bộ phụ trách phong trào xây dựng thư viện ngày ấy.

Trong cơ quan, ông là người mẫu mực không chỉ sống chân tình dìu dắt thế hệ đàn em, nhường cơm xẻ áo với họ trong những ngày chiến tranh gian khổ, đói nghèo của đất nước và cũng là người luôn không quên nhiệm vụ, hàng ngày vẫn tìm ra những cuốn sách hay. Qua đó giới thiệu những gương người tốt được nêu trong sách báo đến bạn đọc và người dân trong cuộc sống quanh mình.

Ông Nguyễn Trọng Hữu và tác giả trao đổi tư liệu về ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2018). (Ảnh: Lê Hà)

Khi đủ tuổi về nghỉ bảo hiểm xã hội (1990) ông vẫn luôn hoạt động hăng say cần mẫn như khi còn tham gia công tác. Từ những câu nói hay của lãnh tụ đến những việc làm tốt của người dân đều trở thành đề tài hấp dẫn tuyên truyền đến mọi người. Ông luôn nêu cao tác dụng của “Văn hóa đọc” đối với mọi gia đình và mọi người. Cũng đúng thôi, bởi thời kỳ của ông công nghệ thông tin chưa phát triển, nếu không chăm chỉ đọc và tìm tòi thì không có kiến thức để vận dụng. Với số tiền lương ít ỏi, ông đã dành 500 ngàn đồng mỗi tháng để mua sách báo, tự nghiên cứu cập nhật thông tin để phổ biến những điều hay đến với mọi người. Những điều chiêm nghiệm được trong cuộc sống, trong sách vở ông đã say mê giới thiệu với mọi người trên diễn đàn thông tin đại chúng của tỉnh. Cũng nhờ vậy mà những tư liệu quý hiếm khi vào tay ông thường được pháthuy hết tác dụng để đến với lãnh đạo và mọi tầng lớp người dân.

Cũng nhờ tham gia viết và giới thiệu với bạn đọc sách báo ông đã trở thành cộng tác viên xuất sắc của nhiều tờ báo trong tỉnh. Nhờ những bài viết của ông, phong trào đọc sách báo trong tỉnh luôn được “hâm nóng”, sự hiện diện của công tác thư viện luôn được nhắc nhở đến làm cho bạn đọc nhớ về một thời gian khó của quê hương. Ông đã ra đi ở tuổi 89 trong sự trân trọng tiếc thương của nhiều thế hệ bạn bè và con cháu. Ngày đó vô cùng hệ trọng với ông vì đó là ngày 21/6/2018 - Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam.

Bài viết này thay cho nén tâm hương tiễn đưa ông về nơi an nghỉ cuối cùng.

Trần Thị Liên


Trần Thị Liên

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]