(vhds.baothanhhoa.vn) - Trước tình trạng xuống cấp nghiêm trọng tuyến tả, hữu đê sông Chu sau khi các công trình được đưa vào nghiệm thu, sử dụng chưa lâu, chủ đầu tư là Ban QLDA ĐTXD các công trình NN&PTNT Thanh Hóa cho biết đã có văn bản báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tiếp bài “Sau nghiệm thu, hàng loạt dự án đê Trung ương bị biến dạng”: Chủ đầu tư báo cáo UBND tỉnh, nhà thầu thoái thác trách nhiệm?

Trước tình trạng xuống cấp nghiêm trọng tuyến tả, hữu đê sông Chu sau khi các công trình được đưa vào nghiệm thu, sử dụng chưa lâu, chủ đầu tư là Ban QLDA ĐTXD các công trình NN&PTNT Thanh Hóa cho biết đã có văn bản báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa.

Chủ đầu tư “bất lực”?

Ông Cao Bát Chí - Phó Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng (QLDAĐTXD) các công trình NN&PTNT Thanh Hóa cho biết: Ban đã tiếp nhận nhiều văn bản báo cáo từ các đơn vị thi công phản ánh tình trạng xe quá tải trọng hoành hành trên tuyến đê tả, hữu sông Chu. Sau kiểm tra, Ban đã có nhiều văn bản gửi các huyện Thọ Xuân, Thiệu Hóa cũng như các đơn vị liên quan để chấn chỉnh tình trạng trên. Tuy nhiên, thực trạng xe quá tải trọng vẫn hoành hành kéo theo sự xuống cấp nghiêm trọng của các công trình.

Đơn cử, ngày 4/3/2020, Ban QLDA ĐTXD các công trình NN&PTNT đã có Công văn số 142 gửi UBND huyện Thọ Xuân, Sở NN&PTNT; ngày 24/9/2019, Ban có Công văn số 878 gửi UBND huyện Thọ Xuân, Chi cục Đê điều và phòng chống lụt bão về việc xe tải trọng vận chuyển cát đi trên tuyến đê vẫn chưa được giải quyết, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng công trình, gây mất an toàn đê điều. Nhiều đoạn mặt nhựa vừa thi công đã bị sụt lún, hư hỏng...

Trước tính cấp bách trên, Ban QLDA ĐTXD các công trình NN&PTNT đã có Văn bản số 413 ngày 29/5/2020 báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh, đề nghị xử lý xe quá tải trọng đi trên đê thuộc các công trình xử lý cấp bách đê điều bị sự cố do ảnh hưởng của bão, lũ năm 2017 trên địa bàn huyện Thọ Xuân, Thiệu Hóa.

Văn bản chủ đầu tư báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh.

Theo đó, các công trình xử lý cấp bách đê điều trên được phân thành 6 công trình xử lý cấp bách đê tả, hữu sông Chu gồm: Công trình xử lý cấp bách đê tả sông Chu đoạn K19+800 - K22, huyện Thiệu Hóa với tổng mức đầu tư là 9 tỷ đồng; Công trình xử lý cấp bách đê tả sông Chu đoạn K25 - K34+100, huyện Thiệu Hóa với tổng mức đầu tư 37 tỷ đồng; Công trình xử lý cấp bách đê tả sông Chu đoạn K6-K15+800, huyện Thọ Xuân với tổng mức đầu tư 34 tỷ 500 triệu đồng; Công trình xử lý cấp bách đê hữu sông Chu đoạn K16+700 - K24+142, huyện Thọ Xuân với tổng mức đầu tư 35 tỷ đồng; Công trình xử lý cấp bách sạt lở đê hữu sông Chu đoạn từ K24+550 - K25+300, huyện Thọ Xuân với tổng mức đầu tư 23 tỷ đồng; Công trình xử lý cấp bách đê hữu sông Chu đoạn từ K39+400 - K422+277, huyện Thiệu Hóa với tổng mức đầu tư 10 tỷ 500 triệu đồng. Tổng kinh phí của 6 công trình gần 150 tỷ đồng. Hiện các công trình đã được nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng từ cuối tháng 4/2020, đảm bảo tiến độ.

Theo thiết kế các công trình có mặt đê là kết cấu láng nhựa, chỉ cho phép xe tham gia giao thông với tải trọng không vượt quá 12 tấn. Tuy nhiên, hiện cả 6 công trình đê tả, hữu sông Chu đều xuất hiện tình trạng xe quá tải trọng từ 20 - 30 tấn lưu thông làm nhiều đoạn đê láng nhựa bị hư hỏng nghiêm trọng.

Theo báo cáo từ phía các đơn vị thi công phản ánh tình trạng nhiều xe chở vật liệu có tải trọng trên 20 tấn hoạt động suốt ngày đêm. Ngày 5/5/2020 Sở NN&PTNT Thanh Hóa cũng đã có Công văn số 1600 về việc tăng cường công tác kiểm tra và xử lý dứt điểm tình trạng trên gửi chủ tịch các huyện Thọ Xuân, Thiệu Hóa nhưng tình trạng vẫn không được khắc phục.

Nhà thầu từ chối trách nhiệm bảo hành công trình

Cũng theo tài liệu ông Cao Bát Chí - Phó Ban QLDA ĐTXD các công trình NN&PTNT cung cấp cho thấy, trước đó ngày 15/4/2020 Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Bộ Công an đã có Văn bản số 634/C05-P6 tăng cường ngăn chặn và xử lý vi phạm pháp luật về đê điều gửi Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Công an tỉnh Thanh Hóa, yêu cầu tổ chức xác minh thông tin, kịp thời rà soát, phát hiện các tổ chức, cá nhân hoạt động vi phạm pháp luật bảo vệ đê điều, phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý dứt điểm. Đồng thời, phối hợp với các đơn vị, phòng nghiệp vụ Công an tỉnh tiến hành thành lập các chốt kiểm tra, tuần tra kiểm soát việc vận chuyển vật liệu trên đê...

Trước thực trạng tuyến đê bị xuống cấp nghiêm trọng, thì Ban QLDA ĐTXD các công trình NN&PTNT cho biết, đã có đơn vị nhà thầu thi công gửi công văn từ chối thực hiện công tác bảo hành công trình. Lý do là công trình đang trong giai đoạn bảo hành, nhưng có quá nhiều xe quá tải lưu thông làm biến dạng mặt đường, chứ không phải do chất lượng công trình.

Vấn đề đặt ra là hàng loạt dự án có tổng giá trị gần 150 tỷ đồng đã được rót ra, nhưng công trình bị biến dạng dù mới hoàn thành. Dư luận không thể chấp nhận việc đùn đẩy quả bóng trách nhiệm, mà cần phải xác định rõ trách nhiệm của các bên để khắc phục công trình.

Đình Giang


Đình Giang

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]