(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Năm 2016, trò Xuân Phả xã Xuân Trường (Thọ Xuân) được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia. Niềm vui như được nhân đôi, không chỉ là niềm tự hào của các thế hệ con cháu làng Xuân Phả mà còn là niềm tự hào chung của huyện Thọ Xuân và tỉnh Thanh Hóa.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Xã hội hóa trong trùng tu di tích cấp Quốc gia ở xã Xuân Trường

(VH&ĐS) Năm 2016, trò Xuân Phả xã Xuân Trường (Thọ Xuân) được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia. Niềm vui như được nhân đôi, không chỉ là niềm tự hào của các thế hệ con cháu làng Xuân Phả mà còn là niềm tự hào chung của huyện Thọ Xuân và tỉnh Thanh Hóa.

Năm 2017, trong niềm vui phấn khởi, dân làng Xuân Phả và con em xa quê trở về hội tụ ở đình làng, nơi thờ Thần Hoàng làng cùng nhau diễn trò Xuân Phả. Lễhội Xuân Phả được tổ chức vào ngày 10/2 Âm lịch hàng năm. Lễ hội gắn liền với những nét văn hóa truyền thống của cư dân ven sông Chu còn lưu giữ như ngôi chùa Tạu hàng trăm năm tuổi cạnh đền thờ Thành Hoàng làng Đại Hải Long Vương Hoàng Lang tướng quân.

Người từng chứng kiến sự đổi thay của quê hương nay đã ở tuổi 90, ông Đỗ Xuân Quý (thôn 5) cho biết: Do chiến tranh, nghè Thần Hoàng làng bị tàn phá. Để có nơi linh thiêng, chùa Tạu (thường gọi là Chùa Long Tự hay còn gọi là chùa Xuân Phả) được trùng tu lại. Trong kháng chiến, nơi đây được chọn làm kho để đạn phục vụ chiến đấu của nhân dân ta. Đến năm 1941, chùa tiếp tục được làm lại. Năm 1993, quần thể di tích này được công nhận là di tích cấp quốc gia. Sau khi được công nhận di tích cấp quốc gia, các hoạt động dần trở lại và đã khôi phục được trò Xuân Phả.

Thể theo nguyện vọng của nhân dân trong vùng, trong điều kiện ngân sách nhà nước còn khó khăn, xã Xuân Trường đã xây dựng được đề án tôn tạo lại khu di tích, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng ngày càng cao của nhân dân. Để di tích có quỹ đất rộng, 6 hộ dân đã nhường đất, chuyển đi nơi khác nên diện tích khuôn viên đã được mở rộng lên 4.000m2. Nghè chính là nơi thờ 3 vị Thần Hoàng trước đã mất thường thờ nhờ trong khu chùa đã được tôn tạo lại bằng nguồn cung tiến của con em xa quê và nhân dân địa phương với kinh phí hơn 2 tỷ đồng. Nhiều hạng mục công trình đã được thực hiện: Hai bên có 2 dãy phủ, nhà Tứ ân, các công trình Nhà Tổ, Ngôi điện. Tiền Đường đã được xây dựng 5 gian, có 5 bậc lên xuống, Hậu cung 2 gian, mái lợp bằng ngói mũi Hạ Long, sân lát bằng gạch đỏ... Hai cổng nghè được xây dựng vớihàng câu đối: “Vạn cổ càn khôn hưng tái tạo - Hữu tiên nhật nguyệt ánh trùng quang”. Xã cũng đã thành lập được Ban quản lý di tích gồm 5 người, trong đó, cán bộ văn hóa xã là trưởng ban kiêm nhiệm.

Nghè thờ Thần Hoàng làng đã được trùng tu, tôn tạo bằng nguồn vốn xã hội hóa.

Ông Bùi Văn Hùng - Phó CTUBND xã, Nghệ nhân ưu tú cho biết: Trò Xuân Phả luôn là niềm tự hào của nhân dân địa phương, có 5 điệu múa đặc sắc: Hoa Lang, Tú Huần, Ai Lao, Ngô Quốc, Xiêm Thành. Trải qua hàng nghìn năm với nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử vẫn luôn được các thế hệ người dân xã Xuân Trường bảo tồn, lưu giữ đến ngày nay. Đây là nét sinh hoạt văn hóa độc đáo của xứ Thanh. Trò Xuân Phả từng được biểu diễn ở Cung đình Huế từ năm 1939. Từ năm 1990 đến nay, Trò Xuân Phả luôn được biểu diễn ở nhiều sự kiện lớn của đất nước như: Lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, Festivan Huế, lễ hội Lam Kinh, liên hoan nghệ thuật các dân tộc Việt Nam... Năm 2015, trò diễn này được tham gia biểu diễn phục vụ khai mạc Năm Du lịch Quốc gia 2015 Thanh Hóa. Cũng theo ông, năm 2016, Nhà nước công nhận Trò Xuân Phả là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và xã có 2 nghệ nhân ưu tú Trò Xuân Phả là sự ghi nhận, tôn vinh của Đảng, Nhà nước, tạo thêm niềm tin, phấn khởi cho nhân dân tiếp tục bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của địa phương.

Phan Thanh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]