(vhds.baothanhhoa.vn) - Vẫn được ví như một Việt Nam thu nhỏ với đầy đủ các yếu tố địa lý vùng miền (biển, đất liền, rừng). Nương theo sự sắp đặt của bàn tay tạo hóa, người dân xứ Thanh tự bao đời vẫn cần cù lao động và sáng tạo nên những giá trị văn hóa làm phong phú đời sống tinh thần. Để rồi trải qua của ngàn vạn năm, những giá trị văn hóa mà người xưa để lại đến ngày hôm nay được gọi là di sản. Những di sản văn hóa tinh thần (lễ hội, trò chơi, trò diễn…) không chỉ là niềm tự hào mà còn là tài sản vô giá đối với mỗi người dân xứ Thanh.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Sắc màu Di sản văn hóa phi vật thể xứ Thanh

Vẫn được ví như một Việt Nam thu nhỏ với đầy đủ các yếu tố địa lý vùng miền (biển, đất liền, rừng). Nương theo sự sắp đặt của bàn tay tạo hóa, người dân xứ Thanh tự bao đời vẫn cần cù lao động và sáng tạo nên những giá trị văn hóa làm phong phú đời sống tinh thần. Để rồi trải qua của ngàn vạn năm, những giá trị văn hóa mà người xưa để lại đến ngày hôm nay được gọi là di sản. Những di sản văn hóa tinh thần (lễ hội, trò chơi, trò diễn…) không chỉ là niềm tự hào mà còn là tài sản vô giá đối với mỗi người dân xứ Thanh.

Báo Văn hóa và Đời sống giới thiệu một số hình ảnh các Di sản văn hóa phi vật thể đặc trưng ra đời và tồn tại cùng với sự phát triển của đất và người xứ Thanh.

Dù bị đàn áp mạnh mẽ song cuộc khởi nghĩa do Bà Triệu làm thủ lĩnh đã giáng một đòn mạnh mẽ vào giặc Ngô xâm lược. Ở nơi Bà Triệu quyên sinh, nhân dân đã xây lăng mộ và lập đền thờ quanh năm hương khói. Năm 2014, khu di tích đền Bà Triệu (xã Triệu Lộc) đã được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt. Hàng năm, vào ngày 21 đến 23 âm lịch, nhân dân và du khách muôn phương lại cùng tụ hội về di tích để tham gia lễ hội đền Bà Triệu. Tại lễ hội, nghi lễ rước kiệu với yếu tố thiêng được nhân dân và du khách háo hức chờ đón.

Lễ hội Lê Hoàn diễn ra tại quê hương xuân Lập từ ngày 7 – 9/3 (âm lịch) hằng năm tưởng nhớ đức vua Lê Đại Hành, người đã lãnh đạo nhân dân ta đánh tan quân nhà Tống xâm lược năm 981.

Có nguồn gốc từ thời Lý, lễ hội Trò Chiềng gắn liền với công lao của tướng Trịnh Quốc Bảo, người có công lớn giúp vua Lý tìm ra kế sách đánh thắng giặc Chiêm Thành. Năm 2017, Trò Chiềng đươc Bộ VHTT&DL đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. (trò chọi voi trong lễ hội Trò Chiềng).

Lễ hội Lam Kinh là dịp để nhân dân và du khách tri ân công đức của đức vua Lê Thái Tổ, người khởi xướng và lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đánh đuổi giặc Minh xâm lược, mở ra vương triều Hậu Lê thịnh trị và kéo dài bâc nhất trong lịch sử phong kiến dân tộc.

Trò diễn Xuân Phả xã Xuân Trường (Thọ Xuân) mô tả cảnh các nước lân bang khi đến chúc mừng hoàng đế nước Việt xưa đã mang theo những tiết mục múa hát đặc sắc nhất để biểu diễn. Đến nay, trò Xuân Phả đã được phục dựng và gìn giữ với 5 điệu múa cơ bản: Hoa Lang; Tú Huần; Ai Lao; Ngô Quốc và Chiêm Thành. Năm 2016, trò diễn Xuân Phả trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đầu tiên của Thanh Hóa.

Mang nét đẹp tín ngưỡng tâm linh đặc trưng của cư dân vùng biển Diêm Phố từ xa xưa, lễ hội Cầu Ngư với thuyền Long Châu rực rỡ thể hiện ước vọng mưa thuận gió hòa và gửi gắm niềm tin của người dân biển đến các vị thần tối linh. Lễ hội Cầu Ngư xã Ngư Lộc (Hậu Lộc) diễn ra từ ngày 21 đến 24/2 (âm lịch) hàng năm. Năm 2017, lễ hội Cầu Ngư chính thức nằm trong danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia thứ 7 của Thanh Hóa, lễ hội Đền Độc Cước mang nét đẹp của tín ngưỡng cư dân vùng biển đươc kì vọng sẽ trở thành sản phẩm văn hóa hấp dẫn du khách khi về với Sầm Sơn.

Với đồng bào Mường huyện Ngọc Lặc, “cây bông” trong lễ hội Pôồn pôông chính là trung tâm của những nghi lễ, lễ hội phản chiếu sự phong phú của đời sống văn hóa tinh thần người dân địa phương. Lễ hội Pôồn pôông đã được Bộ VHTT&DL đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Khánh Lộc


Khánh Lộc

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]