(vhds.baothanhhoa.vn) - Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh "lương y như từ mẫu", thời gian qua đã có nhiều cán bộ, y bác sỹ ở Thanh Hóa đã nỗ lực vươn lên, trở thành tấm gương sáng. Họ không chỉ là những bác sỹ giỏi chuyên môn mà còn có tấm lòng “từ mẫu”, cứu sống rất nhiều người cũng như chữa lành nỗi đau bệnh tật cho bệnh nhân. Mỗi một câu chuyện về người bác sỹ không những là niềm tự hào mà còn là niềm tin vào sự phát triển của ngành y Thanh Hóa đang ngày một vươn cao, vươn xa.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Bác sỹ và những tấm lòng

Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh "lương y như từ mẫu", thời gian qua đã có nhiều cán bộ, y bác sỹ ở Thanh Hóa đã nỗ lực vươn lên, trở thành tấm gương sáng. Họ không chỉ là những bác sỹ giỏi chuyên môn mà còn có tấm lòng “từ mẫu”, cứu sống rất nhiều người cũng như chữa lành nỗi đau bệnh tật cho bệnh nhân. Mỗi một câu chuyện về người bác sỹ không những là niềm tự hào mà còn là niềm tin vào sự phát triển của ngành y Thanh Hóa đang ngày một vươn cao, vươn xa.

Cấp cứu tim mạch, cuộc chiếngiữa ranh giới sinh tử

Bệnh tim, mạch luôn là "sát thủ" đáng gờm đối với mỗi người. Giành lại được sự sống cho bệnh nhân thực sự giống như một trận chiến cam go mà quyết định phải đưa ra phải vừa nhanh chóng vừa chính xác. Thành công của một ca cấp cứu tim mạch quan trọng ở chỗ không chỉ cứu sống được bệnh nhân mà còn đảm bảo chất lượng cuộc sống sau này của người bệnh. Với mong muốn cứu sống và duy trì cuộc sống sinh hoạt bình thường của những người bị tai biến tim mạch, bác sỹ Trịnh Đình Hoàng, Khoa Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa đã nghiên cứu và ứng dụng thành công “Hệ thống thăm dò điện sinh lý và điều trị rối loạn nhịp tim bằng năng lượng sóng có tần số radio”.

Bác sỹ Trịnh Đình Hoàng kiểm tra sức khỏe cho bệnh nhân.

Việc ứng dụng hệ thống đã giúp các bác sỹ chẩn đoán chính xác các rối loạn nhịp tim nguy hiểm, phức tạp, từ đó đưa ra phương pháp tối ưu nhất cho bệnh nhân. Không những thế, việc điều trị rối loạn nhịp tim bằng năng lượng sóng có tần số radio là phương pháp điều trị triệt để, mang lại lợi ích lâu dài và tiết giảm chi phí rất lớn cho người bệnh.

Việc ứng dụng và phát triển những kỹ thuật hiện đại về tim mạch như của bác sỹ Hoàng đã giúp ngành y Thanh Hóa thực hiện hầu hết các kỹ thuật khó, chuyên sâu trong lĩnh vực tim mạch. Và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa nằm trong top đầu khu vực Bắc miền trung về can thiệp tim mạch.

Không chỉ giỏi chuyên môn, Trịnh Đình Hoàng còn là một đoàn viên năng nổ, nhiệt tình, thường xuyên tham gia các chương trình khám chữa bệnh miễn phí cho nhân dân các huyện miền núi, biên giới.

Thời gian là vàng

Làm việc tại khoa hồi sức cấp cứu là phải đối diện với sự căng thẳng và áp lực lớn, đặc biệt khi bệnh nhân là những bệnh nhi nhỏ tuổi, sức khỏe yếu, chuyển biến bệnh nhanh thì mỗi ca cấp cứu, các bác sỹ đều phải “thần tốc” trong chẩn đoán và đưa ra phương pháp cấp cứu kịp thời, để tín hiệu của sự sống luôn nhấp nháy trên màn hình monitoring. Anh Ngô Việt Hưng - Trưởng Khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa, cho biết: “Với y bác sỹ trong khoa thì thời gian chính là vàng, bởi số lượng bệnh nhân đông, bệnh nhi nhập khoa hầu hết đều bệnh nặng được chuyển từ tuyến dưới lên, hoặc bệnh nhi đã có chuyển biến xấu, đột ngột, chỉ khi vào viện mới phát hiện được bệnh gốc. Vì vậy, các bác sỹ phải chạy đua với thời gian, làm việc khẩn trương, tập trung cao độ... giúp bệnh nhi thoát cơn hiểm nghèo, ổn định tinh thần người nhà để tiếp tục điều trị”.

Bác sỹ Ngô Việt Hưng - Trưởng Khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa.

Bác sỹ Hưng chia sẻ một kỷ niệm đáng nhớ, đó là bệnh nhi ở Thiệu Hóa, 5 tuổi, bị rắn cạp nia cắn. Nhập viện trong tình trạng suy hô hấp nặng, rối loạn các cơ quan trong cơ thể. Sau khi hội chẩn trực tiếp với Bệnh viện Bạch Mai, anh Hưng cùng y bác sỹ khoa đã đưa ra phương pháp điều trị thích hợp, kịp thời cứu sống bệnh nhân. Sau 2 tuần điều trị, em được ra viện và có thể sinh hoạt trở lại bình thường. Anh Hưng được coi là “vận động viên maratong” kỳ cựu trong khoa, bởi trong cuộc chạy đua với thời gian giành lại sự sống cho các bệnh nhi anh luôn nhanh nhạy và chính xác trong các chẩn đoán. Do vậy rất nhiều bệnh nhi được anh và các bác sỹ trong khoa cứu thoát khỏi tay “lưỡi hái tử thần”.

Tại Khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa cũng đã chứng kiến rất nhiều những bệnh nhi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Gặp những trường hợp như vậy anh Hưng đều đứng ra nhờ sự giúp đỡ của bệnh viện và hỗ trợ từ y bác sỹ giúp bệnh nhi và người nhà được hưởng những suất ăn, chỗ nghỉ, xe đưa đón miễn phí. Với anh Hưng “niềm vui cũng là động lực lớn nhất trong nghề đó là nụ cười của mỗi bệnh nhi khi được xuất viện. Nhìn những nụ cười đó chúng tôi biết mình đã đi đúng con đường và thực hiện một phần trách nhiệm của người thầy thuốc”.

Với tôi nụ cười trẻ thơ là tất cả

Gương mặt thanh tú, hiền hậu, trên môi luôn nở nụ cười thân thiện và giọng nói nhẹ nhàng, ân cần... đó là những ấn tượng đầu tiên khi tiếp xúc vớiy tá trưởng Vũ Thị Sinh, thuộc Khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa. Khi hỏi về chị, các cán bộ, đồng nghiệp và người nhà bệnh nhân đều có cùng câu trả lời: Chị là người sống giản dị, gần gũi, đặc biệt trong môi trường toàn bệnh nhi thì chị đối xử với các em như con mình, cố gắng giúp các em quên đi nỗi đau bệnh tật”.

Y tá trưởng Vũ Thị Sinh bên các bệnh nhân nhi.

Y tá trưởng Vũ Thị Sinh thường hay ví nghề điều dưỡng giống như “làm dâu trăm họ”. Không những phải hướng tới sự hài lòng của hàng “trăm họ” mà những người như chị còn phải nắm vững chuyên môn nghề nghiệp để có thể thay mặt bác sỹ hướng dẫn, tư vấn người nhà thực hiện theo đúng chỉ định, phác đồ điều trị bệnh. Đó là hai nhiệm vụ tối quan trọng mà chị thường hay nói đùa rằng đó là “đạo đức kép” cần phải có của một điều dưỡng viên.

Gắn bó gần hết tuổi nghề với gần 30 năm làm công tác điều dưỡng, hơn ai hết chị cũng hiểu rõ rằng chính những điều dưỡng viên như chị là “bộ mặt” soi vào của bệnh viện về y đức, nghiệp vụ. Chính các chị là người đầu tiên xoa dịu cơn mất bình tĩnh, sự lo lắng, nỗi đau đớn của các bậc phụ huynh hay là sự mẫu thuẫn giữa người nhà và cơ sở y tế. Chính vì vậy, các chị phải luôn bình tĩnh, nhẫn nhịn, đúng đắn trong giao tiếp mới có thể chữa lành những vết thương vì bệnh cũng như những cơn “thịnh nộ” của người nhà bệnh nhân.

Y tá trưởng Vũ Thị Sinh tâm sự: “Đến bây giờ tôi chỉ dám nhận mình đã hoàn thành nhiệm vụ chứ không dám nhận tốt, bởi nghề điều dưỡng là công việc cực kỳ khó. Muốn gắn bó với nghề các dưỡng viên không những tâm huyết mà phải luôn luôn ghi nhớ chữ “nhẫn”, không những thế các điều dưỡng viên phải tự trau dồi về kỹ năng, kiến thức để ngày càng trở nên chuyên nghiệp hơn, mới có thể đáp ứng được yêu ngày càng cao của nhân dân”.

Vân Anh


Vân Anh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]