(vhds.baothanhhoa.vn) - Đái tháo đường (ĐTĐ) hiện là một trong những căn bệnh mạn tính phổ biến nhất trên toàn thế giới, gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe cộng đồng. Ở nước ta, theo báo cáo của Bộ Y tế, hiện có hơn 5 triệu người mắc bệnh, con số này được dự đoán còn tiếp tục gia tăng trong thời gian tới.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Chế độ ăn uống & luyện tập với người bệnh đái tháo đường

Đái tháo đường (ĐTĐ) hiện là một trong những căn bệnh mạn tính phổ biến nhất trên toàn thế giới, gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe cộng đồng. Ở nước ta, theo báo cáo của Bộ Y tế, hiện có hơn 5 triệu người mắc bệnh, con số này được dự đoán còn tiếp tục gia tăng trong thời gian tới.

ĐTĐ đã trở thành một trong những nguyên nhân chính của nhiều bệnh hiểm nghèo như bệnh tim mạch, tai biến mạch máu não, mù mắt, suy thận, liệt dương... Tuy nhiên, bệnh hoàn toàn có thể khống chế bởi chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý.

Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn cho bệnh nhân ĐTĐ: Đảm bảo đủ tổng năng lượng để giữ cân nặng bình thường. Nên dùng thức ăn giàu chất xơ, phân chia khẩu phần thành nhiều bữa, dùng các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp.

Như vậy các thực phẩm nên lựa chọn là các loại rau củ quả tự nhiên như mù tạt xanh, củ cải, cải xoăn, bông cải xanh...; quả bơ, quả hồ đào, hạnh nhân, quả óc chó, dầu đậu phộng, dầu oliu; gạo lức (tức là gạo giã dối), sữa gầy, các loại thịt nạc, thịt bò, thịt bê, thịt gà bỏ da, các loại cá sông, cá biển ít béo. Người bệnh ĐTĐ nên ăn cá ít nhất 2 lần trong tuần và chế biến theo dạng hấp, súp chứ không nên rán hoặc chiên mỡ.

Thực phẩm nên tránh là các loại thịt nhiều mỡ: thịt lợn, xúc xích, thịt hun khói, phủ tạng động vật, thịt ngan ngỗng, vịt; các loại cá béo nhiều mỡ (cá tra, cá nheo), cua bể, sò, ngao; các món xào rán; các loại đồ uống có cồn (rượu, bia), các loại nước ngọt có ga, các loại nước quả có đường; các loại bánh kẹo ngọt...

Người bệnh ĐTĐ nên kiêng những thức ăn có chứa chất béo bão hòa và cholesterol, điển hình như các loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật như thịt mỡ, phủ tạng động vật, lòng đỏ trứng gà, pho mát, bơ sữa; những thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật như sữa dừa, nước cốt dừa, kem... Ngoài ra, cũng nên tránh sử dụng các loại thực phẩm có chứa chất béo như dầu ăn chiên đi chiên lại nhiều lần, thực phẩm đóng hộp sẵn, đồ ăn nhanh...

Nếu do điều kiện lao động và sinh hoạt chỉ ăn được 3 bữa/ngày năng lượng phân phối như sau: Bữa sáng: 20% năng lượng; Bữa trưa: 40% năng lượng; Bữa tối : 40% năng lượng.

Bên cạnh đó, người bệnh ĐTĐnên vận động, tập luyện thể dục thể thao thường xuyên thay vì ngồi một chỗ. Mỗi ngày, chỉ cần dành khoảng 30 - 45 phút để tập luyện hay chơi các môn thể thao phù hợp với sức khỏe, đây được xem là một phương pháp rất tốt để hạn chế các biến chứng của bệnh.

Tuy nhiên, mỗi bệnh nhân có khả năng vận động khác nhau, tùy tình trạng bệnh lý, sự thích nghi, trạng thái cơ thể mà có thể lựa chọn môn thể dục phù hợp, hoặc đi bộ... Vì thế chương trình luyện tập nên bắt đầu chậm và tăng từ từ, lựa chọn bài tập nên dựa vào sở thích/khả năng/động lực của bệnh nhân.

Có 3 nhóm bài tập để các bệnh nhân ĐTĐ có thể lựa chọn và thay đổi. Đầu tiên là bài tập thể lực như: đi bộ nhanh, bơi lội, đạp xe, học nhảy... giúp người bệnh tuần hoàn máu, hỗ trợ tim và xương, giảm stress. Người bệnh tập ít nhất 5 ngày/ tuần và 30 phút/ lần với cường độ vừa phải, có thể chia thành từng bài nhỏ.

Nhóm thứ 2 là những bài tập cơ bắp giúp giảm glucose máu, hỗ trợ xương khớp, cải thiện insulin như: tập tạ, hít đất... Bệnh nhân cần duy trì luyện tập 2 ngày/ tuần, với cường độ vừa phải.

Nhóm thứ 3 là các bài tập co giãn giúp tăng độ linh hoạt ở các khớp, tránh tình trạng chấn thương khi tập như: Yoga, thái cực quyền, khởi động căn bản. Các bài tập này nên kéo dài 5 - 10 phút trước và sau khi luyện tập. Người bệnh nên luyện tập chậm rãi, co giãn vừa phải và cần phải dừng lại nếu thấy đau.

Lê Huyền


Lê Huyền

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]