(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Sau 1 năm thực hiện Nghị quyết số 04 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, đến nay cuộc chiến với thực phẩm tuy còn nhiều thách thức nhưng đã có những dấu hiệu tích cực ban đầu.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Cuộc chiến thực phẩm bẩn: Những tín hiệu vui

(VH&ĐS) Sau 1 năm thực hiện Nghị quyết số 04 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, đến nay cuộc chiến với thực phẩm tuy còn nhiều thách thức nhưng đã có những dấu hiệu tích cực ban đầu.

Chống thực phẩm bẩn trên mọi mặt trận

Đến nay, 27/27 huyện, thị xã, TP đã thành lập, kiện toàn BCĐ về quản lý VSATTP, 23/27 huyện, thị xã, TP thành lập Văn phòng điều phối về VSATTP. Trong đó, việc nâng cao kiến thức và thực hành về ATTP cho các đối tượng đã được chú trọng, thực hiện thông qua các lớp tập huấn, bồi dưỡng.

Việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho đối tượng là chủ hộ kinh doanh, sản xuất, người tiêu dùng được quan tâm với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, nhằm thay đổi nhận thức, phong tục, thói quen ăn uống gây mất VSATTP của một bộ phận người dân. Thực hiện Kế hoạch số 166 của UBND tỉnh về việc tuyên truyền, tập huấn VSATTP. Từ tháng 10 đến tháng 12/2017, người dân 32 xã, thị trấn được lựa chọn xây dựng mô hình thí điểm ATTP sẽ được đẩy mạnh tuyên truyền bằng băng zôn, bảng khung... cấp phát sổ tay quy trình kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt đạt chuẩn. Đồng thời, đội ngũ cán bộ chuyên trách các cấp sẽ được tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ và năng lực quản lý về VSATTP.

Đặc biệt là sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, ngành và các tổ chức xã hội. Trong đó, Hội Nông dân đã triển khai sâu rộng chương trình “Nông dân với VSATTP”, trên 87% hội viên Hội Nông dân đã ký cam kết thực hiện đảm bảo VSATTP trong sản xuất, kinh doanh. Ở mỗi huyện, hội đã xây dựng được từ 1-2 mô hình về trồng trọt, chăn nuôi đảm bảo ATTP. Riêng trong năm 2016, hội đã tổ chức được hơn 100 lớp tập huấn VSATTP về: thực hiện 10 nguyên tắc vàng VSATTP, cách lựa chọn những sản phẩm an toàn trong trồng trọt, chăn nuôi, ứng dụng khoa học kỹ thuật nâng cao chất lượng thực phẩm cho nông dân... Còn Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã xây dựng điểm 15 mô hình CLB “Chi hội phụ nữ tự quản VSATTP”. Mỗi chi hội có từ 70- 100 hội viên. Mỗi hội viên đồng thời cũng làtuyên truyền viên, vận động, thuyết phục người thân, hội viên phụ nữ và nhân dân thực hiện các chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về VSATTP và là những người đi tiên phong trong việc sản xuất, kinh doanh đảm bảo VSATTP.

Các cửa hàng thực phẩm an toàn ngày càng thu hút người tiêu dùng.

Địa chỉ xanh, nông sản sạch

Hiện tại, Thanh Hóa đã hình thành 54 vùng sản xuất rau chuyên canh, quả an toàn tập trung tại 21 huyện, thị xã, thành phố với diện tích 398 ha, tăng 182 ha, đây đều là những địa chỉ xanh đã được chứng nhận đủ điều kiện ATTP. Trong đó, 223 ha rau, quả được chứng nhận sản xuất theo quy trình Việt Gap, tăng 22 ha so với cùng kỳ năm ngoái. 5 vùng chăn nuôi lợn an toàn nông hộ theo tiêu chuẩn Việt Gap với sự tham gia của hơn 1.800 hộ, tại các huyện Quảng Xương, Hoằng Hóa, Yên Định, Thọ Xuân, Triệu Sơn. Xây dựng được 15 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn, 4 chuỗi sản xuất, cung ứng thực phẩm, nông lâm thủy sản an toàn với sự tham gia của 20 cơ sở, hàng năm cung ứng ra thị trường khoảng 6.000 tấn gạo, 1.400 tấn rau quả, gần 800 tấn thủy, hải sản, thịt gia súc, gia cầm...

Việc tập trung xây dựng, phát triển các mô hình sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm an toàn là một trong những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của Nghị quyết 04, phấn đấu đến năm 2020 có trên 50% lượng thực phẩm cung cấp ra thị trường thông qua các chuỗi liên kết sản xuất, cung ứng an toàn có xác nhận.

Mặc dù đã có những tín hiệu vui ban đầu như sự thay đổi trong tư duy của người tiêu dùng, tuy nhiên cuộc chiến với thực phẩm bẩn vẫn còn rất nhiều khó khăn, sản xuất kinh doanh manh mún, nhỏ lẻ, sức cạnh tranh của sản phẩm còn thấp... Vì vậy, để ngày càng có nhiều những địa chỉ xanh, nông sản sạch cũng như thực hiện được những mục tiêu Nghị quyết 04 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đề ra thì rất cần sự chung tay vào cuộc của các lực lượng chức năng, các cấp ngành cùng sự nâng cao ý thức của nhân dân.

Phan Vân



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]