(vhds.baothanhhoa.vn) - Nghị quyết 21-NQ/TW của Bộ Chính trị xác định rõ mục tiêu: Thực hiện có hiệu quả các chính sách, chế độ BHXH, BHYT; tăng nhanh diện bao phủ đối tượng tham gia BHXH, nhất là BHXH tự nguyện, thực hiện mục tiêu BHYT toàn dân. Phấn đấu đến năm 2020, có khoảng 50% lực lượng lao động tham gia BHXH, 35% lực lượng lao động tham gia BHTN, trên 80% dân số tham gia BHYT... đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH và hội nhập quốc tế.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Dấu ấn sau 5 năm thực hiện Nghị quyết 21-NQ/TW của Bộ Chính trị

Nghị quyết 21-NQ/TW của Bộ Chính trị xác định rõ mục tiêu: Thực hiện có hiệu quả các chính sách, chế độ BHXH, BHYT; tăng nhanh diện bao phủ đối tượng tham gia BHXH, nhất là BHXH tự nguyện, thực hiện mục tiêu BHYT toàn dân. Phấn đấu đến năm 2020, có khoảng 50% lực lượng lao động tham gia BHXH, 35% lực lượng lao động tham gia BHTN, trên 80% dân số tham gia BHYT... đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH và hội nhập quốc tế.

Thực hiện Nghị quyết số 21 của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa đã ban hành Kế hoạch số 51-KH/TU, UBND tỉnh Thanh Hóa cũng đã ban hành Chương trình hành động số 55, đề ra các mục tiêu, yêu cầu, các chỉ tiêu phấn đấu và trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện của các sở, ban, ngành và của UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch thực hiện với chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2020 có ít nhất 50% lực lượng lao động tham gia BHXH và ít nhất 35% lực lượng lao động tham gia BHTN; tiếp tục duy trì các nhóm đối tượng đã tham gia BHYT đạt 100%.

Căn cứ tình hình thực tiễn, Bảo hiểm Xã hội tỉnh đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Quyết định số 3477/QĐ-UBND ngày 12/9/2016 về việc điều chỉnh giao chỉ tiêu thực hiện BHYT giai đoạn 2016 - 2020, trong đó năm 2017 tỷ lệ bao phủ BHYT là 82,3%, năm 2018 là 84,9%, năm 2019 là 87,5% và năm 2020 đạt 91,1%.

Kết quả sau 5 năm thực hiện, Nghị quyết số 21-NQ/TW của Bộ Chính trị đã thực sự đi vào cuộc sống và đã có những chuyển biến tích cực, nhận thức của lãnh đạo cấp ủy, chính quyền và cả hệ thống chính trị về chính sách, pháp luật BHXH, BHYT được nâng lên rõ rệt. Các chính sách về BHXH, BHYT được thực hiện đầy đủ; quyền lợi của người tham gia được đảm bảo tốt hơn, chất lượng khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn tỉnh từng bước được cải thiện; các chế độ BHXH, BHYT được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật...Qua đó đã tạo nên sức mạnh, động lực để từng cán bộ, đảng viên và nhân dân hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

Là cơ quan tổ chức thực hiện chính sách BHXH, BHYT, hàng năm, BHXH tỉnh Thanh Hóa luôn hoàn thành chỉ tiêu thu BHXH, BHYT, BHTN do Chính phủ và BHXH Việt Nam giao, bảo đảm năm sau cao hơn năm trước. Năm 2017, số người tham gia BHXH 317.432 người, tăng 8,34% so với năm 2016 (trong đó số người tham gia BHXH tự nguyện 10.901 người), bằng 15,99% lực lượng lao động; số người tham gia BHTN 263.125 người, tăng 4,58% so với năm 2016, bằng 13,25% lực lượng lao động; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 86,47%, vượt 4,17% so với chỉ tiêu của Chính phủ giao.

Tuy nhiên, công tác BHXH, BHYT trên địa bàn tỉnh vẫn còn có một số hạn chế, khó khăn, đó là tình trạng trốn đóng, nợ đóng BHXH, BHYT tại các địa phương, đơn vị còn cao; việc phát triển đối tượng tham gia BHXH trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa còn khó khăn; quản lý nhà nước về BHXH, BHYT ở một số địa phương, đơn vị chưa đáp ứng yêu cầu...

Chính sách BHXH, BHYT là thành quả trong cả một quá trình dài xây dựng và phát triển đất nước. Trên thực tế, Nghị quyết 21 đã trở thành “chỉ lệnh”, là kim chỉ nam giúp cấp ủy, chính quyền và các ban, ngành, cơ quan, đơn vị ý thức cao hơn trách nhiệm của mình và chủ động, quyết tâm vào cuộc, tạo sự lan tỏa trong cộng đồng xã hội.

Để phát huy tối đa hiệu quả, hiệu lực của việc thực hiện các quy định của pháp luật, của Đảng và Nhà nước về BHXH, BHYT, BHTN, trong thời gian tới các cấp ủy, chính quyền địa phương cần tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT, coi đây là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, thường xuyên; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đã nêu trong Nghị quyết số 21-NQ/TW; tiếp tục bổ sung, hoàn thiện cơ chế huy động nguồn tài chính từ ngân sách, nguồn viện trợ, các quỹ từ thiện... để hỗ trợ cho các đối tượng chính sách, người thuộc hộ gia đình cận nghèo, nông dân, học sinh, sinh viên, vùng núi, vùng xa trung tâm tham gia các loại hình BHYT phù hợp; khuyến khích người dân tham gia BHYT một cách tự nguyện, thường xuyên, dài hạn, hạn chế tình trạng người bị ốm đau mới mua BHYT; tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các đơn vị sử dụng lao động, người lao động tham gia BHXH, BHYT; nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh BHYT, nâng cao y đức trong ngành y tế, bảo đảm quyền lợi và đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của người tham gia BHYT... Phấn đấu đến năm 2020, toàn tỉnh có từ 50% lực lượng lao động tham gia BHXH, 35% lực lượng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp, từ 91% dân số trở lên tham gia và thụ hưởng chính sách BHYT.

PV


PV

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]