(vhds.baothanhhoa.vn) - Qua hơn 2 năm thực hiện Nghị quyết 04 của BCH Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa, sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, vấn nạn thực phẩm bẩn đã được đẩy lùi đáng kể bằng các giải pháp căn cơ, bền vững.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Đẩy lùi thực phẩm bẩn

Qua hơn 2 năm thực hiện Nghị quyết 04 của BCH Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa, sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, vấn nạn thực phẩm bẩn đã được đẩy lùi đáng kể bằng các giải pháp căn cơ, bền vững.

Hình thành và phát triển chuỗi cung ứng an toàn

Theo Chi cục Quản lý chất lượng nông - lâm - thủy sản tỉnh Thanh Hóa, đến nay toàn tỉnh có 42 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông - lâm - thủy sản tham gia Chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn và đã được chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng trong hoạt động theo tiêu chuẩn VietGAP (trong sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản), GMP/SSOP (trong sơ chế, chế biến thực phẩm), HACCP (trong bảo quản, chế biến thủy sản), ISO22.000 (trong kinh doanh sản phẩm nông - lâm - thủy sản).

Trong đó, 5 cơ sở tham gia chuỗi sản xuất, cung ứng các sản phẩm rau, quả an toàn với năng lực cung ứng khoảng 1.150 tấn sản phẩm/năm; 8 cơ sở tham gia chuỗi sản xuất, cung ứng các sản phẩm thịt, trứng gia cầm an toàn với năng lực cung ứng khoảng 2.100 tấn thịt và khoảng 7 triệu quả trứng/năm; 8 cơ sở tham gia chuỗi sản xuất, cung ứng các sản phẩm thủy sản an toàn (các sản phẩm thủy sản tươi sống, đông lạnh, nước mắm...) với năng lực cung ứng khoảng 870.000 lít nước mắm/năm, sản phẩm dạng mắm khoảng 6,4 tấn/năm và sản phẩm thủy sản khoảng 4.700 tấn/năm...

Thanh Hóa đã phát triển được 20 sản phẩm nằm trong danh sách “nông sản xanh, thực phẩm sạch” của cả nước. Các sản phẩm đều được gắn tem truy xuất nguồn gốc và có thị trường tiêu thụ ổn định. Bên cạnh đó, các huyện, thị xã, thành phố đã triển khai xây dựng được 122 cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn trong khu dân cư; 27/27 huyện, thị, thành phố đã xây dựng 32 mô hình bếp ăn tập thể ATTP, trong đó 40,6% bếp ăn đã được công nhận bếp ăn ATTP.

Việc hình thành, xây dựng và phát triển các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn đã rút ngắn khoảng cách giữa người tiêu dùng với thực phẩm sạch, cung cấp cho khách hàng những địa chỉ uy tín, đáng tin cậy. Từ các mô hình thí điểm ban đầu, trong những năm tới cấp chính quyền các địa phương tiếp tục nhân rộng và khuyến khích phát triển chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn trên phạm vi toàn tỉnh.

Phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Một trong những thành tựu nổi bật không thể không nhắc đến trong việc thực hiện Nghị quyết 04 của BCH Đảng bộ tỉnh là việc hình thành và phát triển nhiều mô hình nông nghiệp công nghệ cao. Thanh Hóa được xem là một trong những địa phương tiêu biểu trong việc áp dụng, phát triển mô hình nông nghiệp công nghệ cao trong cả nước.

Vùng trồng dưa vàng của Công ty TNHH MTV Thương mại Dịch vụ nông nghiệp công nghệ cao Thiên Trường 36.

Công ty TNHH MTV Thương mại Dịch vụ nông nghiệp công nghệ cao Thiên Trường 36 (Đông Tiến, Đông Sơn) do vợ chồng anh Nguyễn Xuân Thiên sáng lập đã mạnh dạn đầu tư hàng tỷ đồng áp dụng khoa học vào trồng trọt. Với tâm huyết và ý định nghiêm túc đầu tư xây dựng nền nông nghiệp an toàn, anh Thiên đã đầu tư quy hoạch 10ha sản xuất tổng hợp, hướng đến sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Với sự hướng dẫn kỹ thuật của Sở Khoa học và Công nghệ, anh Thiên đã dành 1ha đầu tư xây dựng hệ thống nhà màng, tưới nước nhỏ giọt, lọc nước sạch, phân hữu cơ... với tổng đầu tư trên 7 tỷ đồng trồng dưa vàng theo tiêu chuẩn hữu cơ. Dưa vàng hữu cơ được trồng hoàn toàn không sử dụng thuốc bảo quản thực vật, phân bón và thuốc trừ sâu. Bên cạnh đó, trong mỗi nhà màng anh đều lắp camera, ghi lại chi tiết từng công đoạn trong quá trình chăm sóc cho đến thu hoạch dưa.

Còn Công ty TNHH nông nghiệp công nghệ cao Alaka đã đầu tư trên 8 tỷ đồng cho 2,2 ha nhà lưới tại xã Xuân Bái, Thọ Xuân. Với ưu thế của sản xuất trong nhà lưới là ít phụ thuộc vào thời tiết, dễ luân canh tăng vụ với nhiều cây trồng có giá trị, nên thu nhập có thể gấp 7-10 lần so với sản xuất đại trà. Hiện sản phẩm của công ty đã được bày bán tại nhiều siêu thị, cửa hàng thực phẩm sạch trong và ngoài tỉnh.

Được biết, quy hoạch tổng thể vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của Thủ tướng Chính phủ tới năm 2020, định hướng đến năm 2030, Thanh Hóa là một trong 10 địa phương trên cả nước sẽ hoàn thành xây dựng và đưa vào sử dụng hoạt động có hiệu quả khu nông nghiệp công nghệ cao. Do vậy, đây là nơi sẽ chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào phát triển nông nghiệp, sản xuất hàng hóa lớn, hiệu quả và có sức cạnh tranh cao với mục tiêu thay đổi và tối ưu hóa sản xuất nông nghiệp, là điều kiện thuận lợi để Thanh Hóa hoàn thành mục tiêu đến năm 2020 đạt tỷ lệ 100% sản phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn, trong đó sản phẩm ứng dụng công nghệ cao chiếm 30%.

Tính đến tháng 11/2018, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có 54 vùng sản xuất chuyên canh rau, quả an toàn ở 21 huyện, thị xã, thành phố, với tổng diện tích khoảng 1.700 ha. Những địa phương hiện có diện tích rau an toàn lớn, là: Thọ Xuân, Yên Định, Thiệu Hóa, Hoằng Hóa, TP Thanh Hóa. ()

V.A


V.A

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]