(vhds.baothanhhoa.vn) - Ðối với các huyện đồng bằng, việc khai thác, phát triển BHXH tự nguyện đã khó thì đối với huyện miền núi chắc chắn còn khó khăn hơn nhiều lần, nhưng với tinh thần trách nhiệm và quyết tâm cao, ngay sau khi có kế hoạch giao của BHXH tỉnh, BHXH huyện Thạch Thành đã khẩn trương “bắt tay” vào việc, nỗ lực vượt khó “bám làng, bám bản”, trở thành điểm sáng trong công tác khai thác, phát triển người tham gia BHXH tự nguyện.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hướng đi mới trong phát triển BHXH tự nguyện ở Thạch Thành

Ðối với các huyện đồng bằng, việc khai thác, phát triển BHXH tự nguyện đã khó thì đối với huyện miền núi chắc chắn còn khó khăn hơn nhiều lần, nhưng với tinh thần trách nhiệm và quyết tâm cao, ngay sau khi có kế hoạch giao của BHXH tỉnh, BHXH huyện Thạch Thành đã khẩn trương “bắt tay” vào việc, nỗ lực vượt khó “bám làng, bám bản”, trở thành điểm sáng trong công tác khai thác, phát triển người tham gia BHXH tự nguyện.

BHXH huyện Thạch Thành đẩy mạnh hình thức tuyên truyền trực tiếp, phổ biến chính sách pháp luật BHXH, BHYT cho bà con nhân dân.

Là địa phương có số người tham gia BHXH cao thứ 2 trên địa bàn toàn tỉnh Thanh Hóa, chỉ tính riêng 3 tháng cuối năm 2018, hưởng ứng đợt thi đua nước rút do BHXH tỉnh phát động, toàn huyện vận động, phát triển được 550 người tham gia BHXH tự nguyện (chỉ tiêu được giao là 386 người), đạt 142% kế hoạch được giao; 9 tháng năm 2019, toàn huyện vận động, thu hút được 831 người tham gia BHXH tự nguyện, đưa tổng số người tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn toàn huyện lên 1.302 người (đạt 127% kế hoạch được giao năm 2019). Không chỉ đạt được những kết quả vượt bậc trong phát triển BHXH tự nguyện, Thạch Thành còn là đơn vị nằm trong tốp đầu về công tác BHYT, hiện nay tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 91,5% số dân trên địa bàn huyện.

Chia sẻ thành công trong phát triển BHXH tự nguyện, ông Lê Quý Tam - Giám đốc BHXH huyện Thạch Thành (Thanh Hóa) cho biết: Kinh nghiệm thực tế cho thấy, địa phương nào cấp ủy đảng, chính quyền quan tâm, tích cực chỉ đạo thì tỷ lệ người dân tham gia BHXH, BHYT, đảm bảo an sinh xã hội sẽ cao. Xác định được điều đó, BHXH huyện Thạch Thành đã tham mưu tích cực cho Huyện ủy, UBND huyện ban hành kịp thời các văn bản chỉ đạo, đồng thời trực tiếp làm việc với lãnh đạo các xã, thị trấn trên địa huyện nhằm tranh thủ sự vào cuộc của cấp ủy đảng, chính quyền, đặc biệt là sự ủng hộ của già làng, trưởng bản, phát huy vai trò của các dòng họ trong việc tuyên truyền, phổ biến chính sách BHXH, BHYT đến bà con trong bản, nội dung tuyên truyền đơn giản, dễ hiểu, gần gũi và thiết thực với cuộc sống hàng ngày của đồng bào, phù hợp với đặc thù văn hóa vùng miền, phù hợp về thời gian để không ảnh hưởng đến quá trình lao động, sản xuất của bà con địa phương.

Bên cạnh đó, BHXH huyện đã giao chỉ tiêu phát triển đối tượng đến từng cán bộ, từng đại lý thu BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình; tăng cường mở rộng và nâng cao chất lượng mạng lưới đại lý thu tại huyện; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đặc biệt là tuyên truyền trực tiếp đến từng thôn, bản để phát triển người tham gia BHXH tự nguyện. Trong đó vấn đề cốt lõi dẫn đến thành công vẫn là phải phát huy tốt nhất sức mạnh của con người.

Theo chân những cánbộ BHXH huyện Thạch Thành đi đến từng nhàđể tuyên truyền, giải thích về chính sách, tôi mới hiểu và thấm mệt cho những vất vả, nhọc nhằn của những con người đang đi gieo hạt giống chính sách. Chị Phạm Thị Lan - một tiểu thương buôn bán tại thị trấn Kim Tân, huyện Thạch Thành vừa đăng ký tham gia BHXH tự nguyện cho biết: Tôi buôn bán nhỏ lẻ ở chợ nên thu nhập không ổn định (giao động 4-5 triệu đồng/ tháng). Khi được nhân viên BHXH huyện tư vấn, tôi đã quyết định tham gia với mức đóng phù hợp với thu nhập, để về già nhận được một khoản lương hưu hàng tháng, yên tâm về tài chính, không phụ thuộc vào con cháu.

Không riêng gì chị Lan, anh Trịnh Văn Long (thôn Liên Hưng, xã Thành Hưng, huyện Thạch Thành) cũng vừa đăng ký tham gia BHXH tự nguyện cho biết: Hàng tháng, anh tiết kiệm chi tiêu khoảng 300 ngàn đồng để đóng BHXH tự nguyện với mong muốn về già không phụ thuộc con cái.

Đến gặp anh Nguyễn Văn Thành - thôn 1, xã Thạch Đồng, chia sẻ rất thật thà: Nghe các cán bộ BHXH huyện giới thiệu về lợi ích tham gia BHXH tự nguyện, tôi nghe ưng lắm, sướng tai lắm, mừng như bắt được của, nghe xong tôi đăng ký tham gia liền cho 2 vợ chồng vì thật sự tôi thấu hiểu ngay và rất tin tưởng vào chính sách BHXH tự nguyện của Đảng và Nhà nước, tôi còn tính được đăng ký tham gia cho vợ tôi với mức lương thu nhập cao hơn để về hưu được hưởng lương cao hơn nam giới từ chính sách của Đảng và Nhà nước.

Đây chỉ là 3 trong số rất nhiều người dân trên địa bàn huyện Thạch Thành đã đăng ký tham gia BHXH tự nguyện và đã được cấp sổ. Tôi còn ấn tượng khi gặp được Trưởng bản Đăng Thượng, xã Thạch Lâm, anh Bùi Văn Thỏa, (dân tộc Mường), người vừa tiên phong đăng ký tham gia BHXH tự nguyện cho cả 2 vợ chồng, cầm cuốn sổ BHXH tự nguyện, Trưởng bản Bùi Văn Thỏa phấn khởi, tâm sự: “Vui lắm, về già không trồng lúa, trồng rừng được, con cái không nuôi được thì đã có Nhà nước nuôi rồi, có cuốn sổ này không lo chết đói. Cảm ơn cán bộ BHXH đã tuyên truyền giúp bà con dân bản hiểu về giá trị, lợi ích của BHXH tự nguyện, làm thay đổi suy nghĩ của bà con, tôi sẽ động viên bà con mình tiếp tục tham gia, phải biết chắt chiu, tích lũy hôm nay để an tâm cuộc sống khi về già”.

“Phải biết chắt chiu, tích lũy hôm nay để an tâm cuộc sống khi về già”, đó là chính sách nhân văn mà BHXH tự nguyện đã đem lại, giá như ai cũng biết, ai cũng hiểu được như Trưởng bản Bùi Văn Thỏa. Đây cũng chính là minh chứng sinh động lòng tin của nhân dân đối với chính sách BHXH, BHYT nói chung, chính sách BHXH tự nguyện nói riêng.

Nam Hà


Nam Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]