(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Trong khi nhiều trạm y tế xã (TYTX) đang lâm vào cảnh vắng vẻ, đìu hiu do người dân không còn mặn mà đến khám chữa bệnh (KCB), thì có không ít TYTX đã có nhiều nỗ lực nâng cao chất lượng hoạt động, được đông đảo nhân dân trong và ngoài vùng tin tưởng đến KCB. TYT xã Hoằng Thành và xã Vạn Xuân là những minh chứng.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Những trạm y tế được dân tin

(VH&ĐS) Trong khi nhiều trạm y tế xã (TYTX) đang lâm vào cảnh vắng vẻ, đìu hiu do người dân không còn mặn mà đến khám chữa bệnh (KCB), thì có không ít TYTX đã có nhiều nỗ lực nâng cao chất lượng hoạt động, được đông đảo nhân dân trong và ngoài vùng tin tưởng đến KCB. TYT xã Hoằng Thành và xã Vạn Xuân là những minh chứng.

Từ nhiều năm nay TYT xã Hoằng Thành (Hoằng Hóa) luôn tấp nập bệnh nhân đến KCB. Trạm không những là cơ sở KCB uy tín trong xã mà còn đối với nhân dân các vùng lân cận.

Chị Nguyễn Thị Hoa, xã Hoằng Quang, TP Thanh Hóa bị viêm phế quản và viêm phổi dạng nhẹ đang điều trị tại đây cho biết: “Nằm điều trị được 3 ngày tôi thấy bệnh đỡ đi rất nhiều, không còn các triệu chứng khó thở, buồn nôn, chóng mặt nữa. Hơn nữa các y, bác sỹ ở đây rất thân thiện và tận tình, chu đáo”.

Còn chị Lê Thị Loan, thôn 6, xã Hoằng Thành đang nằm điều trị tại trạm do sốt vi rút, chia sẻ: Hầu hết người dân trong xã tôi nếu bị bệnh thì đều đến trạm đầu tiên. Nếu bệnh nhẹ thì được các bác sĩ điều trị tại trạm, còn nặng thì cho chuyển tuyến. Như bệnh của tôi sau 2 ngày điều trị đã cắt cơn sốt, tôi thấy điều trị tại trạm vừa nhanh khỏi vừa thoải mái, bởi các y, bác sỹ ở đây chủ yếu là người làng nên rất chu đáo, lại gần nhà tiện cho việc chăm sóc sức khỏe.

Hầu hết các bệnh nhân đang điều trị nội trú tại trạm đều có chung tâm lý tin tưởng vào trình độ và y đức của y, bác sĩ tại trạm. Hiện tại, mỗi ngày trạm khám và điều trị cho khoảng 30 lượt bệnh nhân, trong đó 15% điều trị nội trú.

Đặc biệt, ngoài nổi tiếng khắp cả nước về chữa trị bỏng, TYTX Hoằng Thành còn có uy tín cao về công tác sản khoa. Hàng tháng, có 6- 7 ca sinh nở tại trạm, không những phụ nữ mang thai trong xã mà cả những xã khác khi được chuẩn đoán khả năng sinh thuận lợi thì đều đến trạm để sinh nở. Mặt khác, 100% phụ nữ mang thai trong xã được đăng ký quản lý thai nghén, khám thai định kỳ và được tiêm phòng uốn ván sơ sinh, uống bổ sung viên sắt phòng thiếu máu, chăm sóc và uống vitamin A sau sinh.

Là một xã vùng 135 với nhiều khó khăn ở huyện Thường Xuân, nhưng những năm qua TYTX Vạn Xuân đã thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân. Đặc biệt, từ khi trạm đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 và đã được bổ sung thêm trang thiết bị, cơ sở vật chất do đó số lượng bệnh nhân đến KCB ngày một đông. Trong năm 2015 trạm đã KCB cho khoảng 4.500 lượt người, điều trị nội trú khoảng 1.500 lượt bệnh nhân.

Song song với công tác KCB, trạm đã quản lý tốt các đối tượng trong diện tiêm chủng với tỷ lệ trẻ dưới 1 tuổi được tiêm đầy đủ, đạt 84,1%; trẻ từ 6 - 36 tháng tuổi được uống Vitamin A, đạt 100%; 90% số phụ nữ có thai sinh đẻ tại trạm và các cơ sở y tế... Ngoài ra, trạm cũng duy trì khám bệnh định kỳ cho người cao tuổi để phát hiện và tư vấn cho các cụ điều trị bệnh kịp thời; đồng thời duy trì đều đặn công tác KCB và tẩy giun định kỳ cho học sinh.

Tuy nhiên, trên thực tế nhiều TYTX đã đạt chuẩn quốc gia, được đầu tư xây dựng cơ sở vật chất khang trang, mua sắm thêm trang thiết bị nhưng vẫn bị người dân “quay lưng”. Bác sĩ Cầm Bá Dũng - Trạm trưởng TYTX Vạn Xuân cho biết: Đối với người dân các xã miền núi thì TYTX đóng vai trò rất quan trọng, bởi đây là cơ sở KCB duy nhất và gần nhất đối với nhân dân địa phương và trong vùng lân cận. Tôi luôn quán triệt và nhắc nhở các nhân viên trong trạm phải vừa thực hiện nhiệm vụ của một lương y vừa là những tuyên truyền viên, tư vấn viên… có như vậy mới được nhân dân tin tưởng. Khối lượng công việc nhiều đòi hỏi y, bác sĩ của trạm phải là những người tận tâm và yêu nghề.

Trạm trưởng TYTX Hoằng Thành - Bác sỹ Lê Đình Quê cho biết: Bản thân tôi đã 20 năm gắn bó với nghề. Tôi nhớ rõ tiền sử từng bệnh của từng người trong xã khi đến KCB tại trạm, số trẻ sinh mới trong xã cũng được trạm nắm rõ. Đối với những bệnh nằm trong khả năng điều trị thì chúng tôi sẽ cố hết sức chữa trị. Những ca bệnh nặng, phức tạp thì chúng tôi tư vấn cho bệnh nhân kịp thời chuyển tuyến để điều trị. Có thể trình độ chuyên môn của các nhân viên trạm còn hạn chế nhưng chúng tôi luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, làm việc hết mình và thực hiện tốt 12 điều y đức.

Vân Anh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]