(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Trong những năm qua, Thanh Hóa đã có nhiều thành tựu đáng kể trong công tác giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng (SDD) ở trẻ nhỏ - từ 31,3% (năm 2005) xuống còn 20,8% đối với thể nhẹ cân, từ 35,9% xuống 31,6% đối với thể thấp còi.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nỗ lực giảm tỷ lệ trẻ bị suy dinh dưỡng

(VH&ĐS) Trong những năm qua, Thanh Hóa đã có nhiều thành tựu đáng kể trong công tác giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng (SDD) ở trẻ nhỏ - từ 31,3% (năm 2005) xuống còn 20,8% đối với thể nhẹ cân, từ 35,9% xuống 31,6% đối với thể thấp còi.

Bác sĩ phòng “Mặt trời bé thơ”tư vấn dinh dưỡng cho các bà mẹ.

Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng cao

Theo số liệu năm 2014, Thanh Hóa có khoảng 90.000 trẻ bị SDD thấp còi, trong đó tổng số trẻ em dưới 5 tuổi sống tại 916 thôn, bản (thuộc 7 huyện nghèo 30a)của Thanh Hóa là 39.108 trẻ,thì có 25,3% trẻ SDD thể nhẹ cân, thể thấp còi chiếm tới gần 40% (tỷ lệ chung của cả tỉnh là 18,5% và 28,9%; toàn quốc là 14,5% và 24,9%).

Tỷ lệ trẻ bị SDD thấp còi chủ yếu tập trung tại các vùng đặc biệt khó khăn, kinh tế chậm phát triển. Tại đây, một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số trình độ dân trí thấp, tập quán sinhhoạt lạc hậu, nên việc chăm sóc trẻ sau sinh còn nhiều hạn chế.

Theo kết quả khảo sát của Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe sinh sản tỉnh, tại một số địa phương chỉ có khoảng 5-10% trẻ được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu, trẻ thường được cho ăn dặm sớm hơn độ tuổi khuyến cáo.

Đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng SDD trẻ em tại các huyện miền núi cao hơn nhiều so với các địa phương khác, đồng thời cũng là nguyên nhân khiến tỷ lệ trẻ em SDD ở Thanh Hóa còn cao hơn so với trung bình cả nước.

Mặt khác, Thanh Hóa lại có địa bàn rộng, dân số đông, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, mạng lưới y tế ở thôn, bản không ổn định, cán bộ chuyên trách và cộng tác viên hay thay đổi, kinh phí hoạt động ít và cũng chưa có chương trình can thiệp dinh dưỡng ưu tiên nào dành cho các huyện nghèo nên ảnh hưởng không nhỏ đến việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ em.

Nỗ lực của ngành y tế

Giai đoạn 2009- 2014, được sự hỗ trợ của dự án A&T trung tâm đã triển khai có hiệu quả mô hình tư vấn nuôi dưỡng trẻ nhỏ “Mặt trời bé thơ” tại 4 huyện Hậu Lộc, Tĩnh Gia, Thiệu Hóa và Cẩm Thủy. Hiện nay, tại Thường Xuân đang được triển khai mô hình “nhóm hỗ trợ nuôi dưỡng trẻ nhỏ”.

Các chương trình đã cung cấp kiến thức cơ bản trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Phụ nữ mang thai và bà mẹ đang nuôi con nhỏ được tư vấn miễn phí về chế độ dinh dưỡng trong quá trình mang thai; cách chế biến, bảo quản đồ ăn cho trẻ; nắm bắt nhu cầu dinh dưỡng trong từng độ tuổi của trẻ… từ đó bà mẹ có chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ.

Chị Nguyễn Thị Hà, phòng “Mặt trời bé thơ” của trung tâm cho biết: Hầu hết, các bà mẹ và người chăm sóc trẻ thiếu kiến thức về chăm sóc, đặc biệt là kỹ năng thực hành, việc tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ cũng đang rất hạn chế, nên các bà mẹ vẫn tin dùng sữa công thức như một thói quen.

Chúng tôi đã tư vấn và có những minh chứng khoa học cho các bà mẹ thấy lợi ích của việc nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu, hướng dẫn ăn dặm đúng cách, chế biến thực phẩm…

Bên cạnh đó, nhân ngày vi chất dinh dưỡng, tuần lễ dinh dưỡng và phát triển, trung tâm đã triển khai xuống các phường, xã tổ chức cho các cháu trong độ tuổi, các cháu có nguy cơ thiếu vitaminA, các bà mẹ sau đẻ trong tháng đầu được uống viên nang vitaminA đạt tỷ lệ 100% và cân đo trẻ đạt từ 95-98%...

Đối với các phường, xã có tỷ lệ trẻ em SDD cao, trung tâm thực hiện các buổi thực hành dinh dưỡng cho các bà mẹ nuôi con nhỏ, trọng tâm là các bà mẹ có con dưới 2 tuổi và phụ nữ có thai.

Tại các buổi thực hành, cán bộ chuyên trách dinh dưỡng của trung tâm hướng dẫn cách lựa chọn và chế biến thực phẩm bảo đảm đủ 4 nhóm dinh dưỡng cho trẻ; các bà mẹ được trực tiếp thực hành nấu các loại thực phẩm cho trẻ…

Ông Lương Ngọc Trương – Giám đốc Trung tâm CSSKSS tỉnh cho biết “Trong thời gian tới, trung tâm tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao kiến thức chăm sóc trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ cho phụ nữ đang mang thai, bà mẹ đang nuôi con nhỏ, chú trọng đến phụ nữ nông thôn và lao động nữ tại các khu công nghiệp, bên cạnh đó sẽ mở các lớp thực hành dinh dưỡng tại xã, phường”.

Vân Anh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]