(vhds.baothanhhoa.vn) - Những năm gần đây, ngành Y Thanh Hóa đã không ngừng đổi mới, ứng dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, nhất là đối với các bệnh viện (BV) tuyến tỉnh. Qua đó, mang lại niềm tin cho nhân dân địa phương và phấn đấu đưa Thanh Hóa trở thành trung tâm y tế khu vực Bắc Trung bộ.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nỗ lực trở thành trung tâm y tế khu vực

Những năm gần đây, ngành Y Thanh Hóa đã không ngừng đổi mới, ứng dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, nhất là đối với các bệnh viện (BV) tuyến tỉnh. Qua đó, mang lại niềm tin cho nhân dân địa phương và phấn đấu đưa Thanh Hóa trở thành trung tâm y tế khu vực Bắc Trung bộ.

“Bứt phá” với nhiều kỹ thuật mới, chuyên sâu

Cùng với sự đầu tư xây dựng cơ sở vật chất hiện đại, như khoa quốc tế, khu dịch vụ y tế chất lượng cao ở BV Đa khoa và BV Phụ sản tỉnh... là sự phát triển của những kỹ thuật mới, hiện đại trước đây chỉ thực hiện được ở tuyến Trung ương thì nay đã phát triển ở tuyến tỉnh. Ví như trong lĩnh vực xương khớp, chấn thương đã triển khai thành công các phương pháp phẫu thuật điều trị thoát vị đĩa đệm, thay khớp háng nhân tạo, phẫu thuật nội soi khớp, phẫu thuật sọ não lấy máu tụ dưới màng cứng; trong điều trị ung thư đã thực hiện được nhiều kỹ thuật cao như phẫu thuật nội soi cắt đoạn dạ dày, cắt u đại trực tràng, cắt khối u gan; lĩnh vực cận lâm sàng đã triển khai xét nghiệm phát hiện ADN đặc trưng của Cyto Megalo Virus (CMV), xét nghiệm PSA tự do (Free PSA) giúp chẩn đoán phân biệt ung thư tuyến tiền liệt với các bệnh lành tính tuyến tiền liệt... Nhiều ca bệnh khó đã được phát hiện và điều trị kịp thời, không những giúp bệnh nhân tiết kiệm chi phí mà còn mang đến cho họ niềm hy vọng vào cuộc sống.

Có thể nói BV Đa khoa tỉnh là đơn vị dẫn đầu trong việc ứng dụng kỹ thuật và phát triển thành công các phương pháp điều trị mới, chuyên sâu. Đến nay, BV đã thực hiện được 100% danh mục kỹ thuật loại I và 46% danh mục kỹ thuật loại đặc biệt. Trong đó có nhiều kỹ thuật chuyên sâu như: phẫu thuật cắt u thực quản 1/3 dưới, phẫu thuật thay khớp vai, phẫu thuật nội soi cắt đại tràng; Các kỹ thuật thường niên tương đương với tuyến Trung ương như: phẫu thuật nội soi, xạ trị gia tốc, chụp CT 128 lát cắt... Đặc biệt, dưới sự hướng dẫn, chuyển giao kỹ thuật của BV Hữu nghị Việt Đức, lần đầu tiên BV Đa khoa tỉnh đã triển khai thành công thủ thuật bơm xi măng tạo hình thân đốt sống cho bệnh nhân bị chấn thương cột sống do tai nạn giao thông. Tháng 5/2018, BV triển khai thành công ca phẫu thuật điều trị thông liên nhĩ bằng phương pháp nội soi (kỹ thuật lần đầu tiên được thực hiện hoàn toàn ở một BV tuyến tỉnh, sau Bệnh viện E); tháng 7/2018 thực hiện thành công ca ghép thận đầu tiên từ người cho sống, chính thức ghi tên mình lên bản đồ ghép tạng Việt Nam. Đến nay, BV đã ghép thành công cho 4 ca, đặc biệt ngay từ ca ghép thận thứ 2 BV đã thực hiện kỹ thuật nội soi lấy thận để ghép từ người cho sống.

Ca ghép thận đầu tiên ở BV Đa khoa tỉnh.

Còn tại BV Nhi Thanh Hóa đã triển khai kỹ thuật mổ tim hở, điều trị bệnh lý tim bẩm sinh cho trẻ em. BV Phụ sản Thanh Hóa từ năm 2008 đã triển khai thành công kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm. Trong chuyên khoa mắt, BV Mắt đã thực hiện thành công ca ghép giác mạc đầu tiên và đến nay đã có hàng chục ca ghép giác mạc cho bệnh nhân, mổ đục thủy tinh thể bằng phương pháp phaco với nhiều ưu điểm...

Ghi nhận từ phía người dân

Chị Nguyễn Thị Hà (xã Điền Lư, huyện Bá Thước) là bệnh nhân được ghép thận thành công đầu tiên được thực hiện tại BV Đa khoa tỉnh. Chị Hà bị suy thận mạn giai đoạn cuối cách đây 2 năm, phải lọc máu chu kỳ 3 lần/tuần. Là lao động chính, nhưng từ ngày bệnh tình trở nặng chị không còn nhiều sức khỏe để làm việc, tài sản trong nhà đều dồn cho việc chạy thận, thuốc men. Chị cũng không còn thời gian để chăm lo cho con cái khi hầu như tuần nào cũng có mặt ở BV để chạy thận. Chị Hà tâm sự: “gia đình cũng nghĩ đến việc ghép thận nhưng phải ra tuyến Trung ương, với chi phí rất tốn kém, giờ gia đình tôi không kham nổi. Đó là chưa kể người cho thận là mẹ đẻ tôi, cả hai mẹ con nằm viện lấy đâu người chăm sóc, rồi tiền ăn uống, đi lại cho cả người bệnh và người nhà. Vì vậy khi được Ban giám đốc thông tin được ghép thận tại BV, tôi hoàn toàn đồng ý và tin tưởng vào đội ngũ bác sỹ BV”. Đến nay, sau ca ghép thận, chị và mẹ đã hoàn toàn hồi phục sức khỏe, có thể đi lại và làm việc bình thường.

Để đánh giá thực trạng chất lượng hoạt động và cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh tại các BV, vừa qua Sở Y tế Thanh Hóa đã thành lập 2 đoàn kiểm tra. Qua kiểm tra tại 7 BV tuyến tỉnh, BV ngoài công lập, 18 BV tuyến huyện, đoàn đã đánh giá cao những nỗ lực của các BV trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ y tế với nhiều giải pháp đồng bộ như cải cách thủ tục hành chính,lấy bệnh nhân làm trung tâm, nâng cao năng lực thực hiện chuyên môn cho đội ngũ y bác sỹ... Đặc biệt, việc ứng dụng khoa học kỹ thuật trong chuyên môn không những được BV tuyến tỉnh chú trọng mà các BV tuyến huyện cũng đang tích cực triển khai. Đến nay, nhiều BV tuyến huyện cũng đã áp dụng triển khai được kỹ thuật khó như chạy thận nhân tạo, phẫu thuật nội soi, mổ kết hợp xương... mà trước đó chỉ thực hiện ở tuyến tỉnh.

Việc phát triển các kỹ thuật chuyên sâu đã mang lại nhiều lợi ích to lớn cho nhân dân địa phương, đồng thời khẳng định tài năng, vị thế của đội ngũ y bác sỹ Thanh Hóa ở Việt Nam và trong khu vực.

Vân Anh


Vân Anh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]