(vhds.baothanhhoa.vn) - “Cao thủ chữa thoát vị đĩa đệm xứ Thanh”- là biệt danh mà người ta thường gọi khi nhắc đến lương y Lê Văn Thanh - người sáng lập ra Phòng chẩn trị Đông y Lê Văn Thanh ở thôn Lương Thịnh, xã Lương Sơn, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Trải qua thời gian phát triển với những đúc rút kinh nghiệm và nỗ lực tìm tòi phát triển, bằng các vị thuốc quý của núi rừng miền tây xứ Thanh, đến nay Phòng chẩn trị Đông y Lê Văn Thanh là địa chỉ tin cậy được hàng ngàn bệnh nhân xương khớp tìm đến thăm khám, điều trị.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phòng Chẩn trị Đông y Lê Văn Thanh - “địa chỉ vàng” cho bệnh nhân xương khớp

“Cao thủ chữa thoát vị đĩa đệm xứ Thanh”- là biệt danh mà người ta thường gọi khi nhắc đến lương y Lê Văn Thanh - người sáng lập ra Phòng chẩn trị Đông y Lê Văn Thanh ở thôn Lương Thịnh, xã Lương Sơn, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Trải qua thời gian phát triển với những đúc rút kinh nghiệm và nỗ lực tìm tòi phát triển, bằng các vị thuốc quý của núi rừng miền tây xứ Thanh, đến nay Phòng chẩn trị Đông y Lê Văn Thanh là địa chỉ tin cậy được hàng ngàn bệnh nhân xương khớp tìm đến thăm khám, điều trị.

Phòng chẩn trị y học cổ truyền Lê Văn Thanh - Lê Văn Thiện.

Kế hoạch ghé thăm Phòng chẩn trị Đông y Lê Văn Thanh để có thể “mục sở thị” địa chỉ chữa bệnh xương khớp với không ít đồn về hiệu quả cuối cùng cũng có thể thực hiện. Trong vai người bị bệnh, tôi và người bạn đồng hành có mặt tai Phòng chẩn trị Đông y Lê Văn Thanh tại thôn Lương Thịnh, xã Lương Sơn, huyện Thường Xuân (Thanh Hóa) từ sáng sớm. Cứ nghĩ mình sẽ là bệnh nhân đầu tiên trong ngày. Nhưng không, trước chúng tôi, hàng chục bệnh nhân khác đã ngồi đợi ở phòng chờ. Mỗi người đến từ những nơi khác nhau, có chăng điểm giống nhau ở họ là đều đang bị bệnh về xương khớp hành hạ khiến cho “đi cũng đau, nằm cũng đau, ngồi cũng đau” và đến đây với hi vọng “hết đau”. Bởi, “có bệnh thì vái tứ phương”.

“Nhập hội” cùng những người bệnh đang nhăn nhó trong phòng chờ, câu chuyện không đầu, không cuối bắt đầu rôm rả, xoay quanh việc “kể tội bệnh”. Bác Lê Thị Tình ở TP Sông Công (Thái Nguyên) tay vẫn đang giữ lấy một bên cổ kể: sau thời gian dài chịu đựng những cơn đau cổ thường xuyên vì tưởng do nằm ngủ sai tư thế, nhưng đến khi cơn đau kéo sang nửa vai gáy rồi hoa mắt, chóng mặt, rối loạn tiền đình, mất ăn mất ngủ khiến cơ thể suy nhược. Sau khi làm các xét nghiệm và chụp, chiếu tại bệnh viện với yêu cầu nằm điều trị dài ngày. Tình cờ, được người bạn cũng bị các dấu hiệu và kết luận bệnh tương tự giới thiệu đã chữa khỏi ở phòng chần trị Đông y Lê Văn Thanh nên bác Tình quyết định cùng con gái tìm về đây.

Mỗi ngày có hàng chục, thậm chí hàng trăm bệnh nhân đến chờ thăm khám.

Trường hợp của chú Lường Văn Thao (Nam Định) có chút khác: Do làm nông, chân tay thường xuyên phải cúi khiến cho cột sống ảnh hưởng. Có những hôm cột sống đau tới mức cảm giác có người lấy dao gại vào ấy. Đau đớn khiến cho mọi công việc và cả sinh hoạt cá nhân bị ảnh hưởng. Dù không để liều, đã từng nằm điều trị ở bệnh viện đầu ngành ngoài Hà Nội nhưng cứ về nhà vài hôm, uống hết thuốc là những cơn đau lại tái phát…Lần này vào đây là do người em họ giới thiệu. Không quản đường xá xa xôi, chỉ mong gặp được đúng thầy, đúng thuốc… Quả thực, có trực tiếp nghe những người bệnh kể mới thấy hết nỗi khổ của người bị bệnh xương khớp.

Câu hỏi là, tại sao lại có nhiều người mắc bệnh xương khớp như vậy? Bên cạnh các yếu tố về môi trường, thời tiết khắc nghiệt thì giải thích khoa học đã chỉ ra, do thói quen về ăn uống, sinh hoạt, làm việc cũng khiến tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh xương khớp tăng cao, có dấu hiệu trẻ hóa (công nhân, nhân viên văn phòng). Bắt đầu từ những triệu chứng đau, nhức, mỏi…để rồi lâu ngày, qua thăm khám dẫn đến các bệnh xương khớp phổ biến hiện nay: thoát vị, thoái hóa, gai đôi, viêm cột sống, chấn thương cột sống…mỗi người mỗi bệnh và cách điều trị cũng khác nhau.

Lương y Lê Văn Thiện khám, chẩn đoán cho bệnh nhân.

Rời khỏi nhà chờ của Phòng chẩn trị Đông y Lê Văn Thanh, tôi và người bạn theo chân một nhân viên làm việc tại phòng khám ra khu lưu trú dành cho bệnh nhân ở xa, cần điều trị lâu ngày. Mọi thứ ngoài cả tưởng tượng. Các trang thiết bị hiện đại, tiện nghi trong không gian sáng, xanh mát của núi rừng miền tây xứ Thanh khiến cho những người bệnh nếu có phải nằm lại có lẽ cảm giác như mình đang...nghỉ ở nhà. Phải chăng vì vậy, khác với những bệnh nhân đang “nhăn nhó” chờ được khám, điều trị ở phòng chờ ngoài kia, gương mặt của các bệnh nhân điều trị lưu trú bên trong này thật vui vẻ, yêu đời. Mặc dù, trong số họ, có người những tưởng còn từng bị bại liệt.

Lương y Lê Văn Thiện cùng đồng nghiệp trong Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2.

Tham quan một vòng Phòng chẩn trị Đông y Lê Văn Thanh, lại được trực tiếp lắng nghe những người bệnh đang điều trị tại đây chia sẻ, chẳng biết có phải vì thế mà những hoài nghi cùng định kiến ban đầu về phòng khám dần tan biến. Và phải đợi đến cuối giờ trưa, khi đã giãn bệnh nhân tôi mới quyết định vào gặp vị lương y trẻ với nụ cười tươi thường trực mỗi khi nói chuyện với người bệnh. Và anh là lương y Lê Văn Thiện - con trai của “cao thủ chữa thoát vị đĩa đệm xứ Thanh” Lê Văn Thanh, chủ nhân Phòng chẩn trị.

Tập thể lương y, nhân viên phòng chẩn trị y học cổ truyền Lê Văn Thanh.

Khác với vẻ bề ngoài có phần “trẻ tuổi” của mình, lương y Lê Văn Thiện mang đến cho người mới tiếp xúc sự quý mến và yên tâm. Và câu chuyện của chúng tôi lại bắt đầu với những ngưỡng mộ mà vị lương y trẻ dành cho người cha của mình - lương y Lê Văn Thanh. Khi còn trẻ, cha anh, một người con của đại ngàn miền tây xứ Thanh với niềm đam mê cỏ cây, lá thuốc nơi rừng già đã chẳng quản ngại khó, ngại khổ thậm chí “ăn rừng, ngủ núi” chỉ để tìm được những vị thuốc quý. Bằng tình yêu, niềm đam mê kết hợp nghiên cứu, tìm tòi khiến ông dần hoàn thiện bài thuốc đông y chữa thoát vị đĩa đệm nổi tiếng khắp vùng. Được truyền lửa nghề từ cha, lại được cha mẹ tận tình hướng dẫn từng vị thuốc, lá cây, thảo dược từ nhỏ khiến cho cậu bé Thiện ngày nào đã sớm bộc lộ tài năng “người giữ lửa nghề”. Vì thế, Lê Văn Thiện quyết định theo học ngành Y học cổ truyền.

Những bài thuốc gia truyền do chính tay Lương y Phạm Thị Hạnh - mẹ của lương y Lê Văn Thiện bốc cho bệnh nhân.

Những năm tháng trên giảng đường đại học cùng với kinh nghiệm được cha truyền dạy trực tiếp và tình yêu nghề đã tạo nên một lương y Lê Văn Thiện điềm tĩnh, tự tin và tài năng. Anh cho biết: Cuộc sống hiện đại khiến cho những chứng bệnh xương khớp như gù, vẹo, thoái hóa cột sống, thoái hóa khớp, khô khớp, gai đôi, chấn thương cột sống, thoát vị đĩa đệm, viêm cột sống, dính khớp…trở nên phổ biến. Nếu điều trị theo Tây y, bệnh nhân thường được chỉ định mổ, tiêm các loại thuốc đặc trị, thuốc giảm đau, tăng chất có lợi cho khớp. Tuy nhiên, phương pháp mổ thường có nguy cơ rủi ro, còn dùng các loại thuốc tiêm, giảm đau thì sẽ đi kèm tác dụng phụ không mong muốn. Chưa kể, chi phí nếu điều trị bệnh xương khớp theo Tây y cũng vô cùng tốn kém. Còn nếu theo phương pháp điều trị y học cổ truyền, thì có thể khắc phục được những hạn chế của Tây y. Người bệnh đến với Phòng chẩn trị Đông y Lê Văn Thanh bắt buộc phải có các hình ảnh chụp chẩn đoán: phim X-quang; MRI cộng hưởng từ… Từ những hình ảnh khoa học ấy, lương y Lê Văn Thiện và cộng sự sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với từng người bệnh, theo phương pháp đắp thuốc nam gia truyền kết hợp bấm huyệt nên không có nguy cơ biến chứng, lại lành tính. Liệu trình điều trị của mỗi người bệnh thường kéo dài trong 9 ngày.

Phòng chẩn trị y học cổ truyền Lê Văn Thanh - Lê Văn Thiện ủng hộ Hội CTĐ huyện Thường Xuân phòng, chng dịch Covid-19.

“Bằng phương pháp bấm huyệt để người bệnh được thông kinh hoạt lạc, nắn chỉnh các khớp sai lệch kết hợp đắp các bài thuốc nam bí truyền của gia đình. Những chứng bệnh như thoái hóa đốt sống cổ, lưng, đau vai gáy, thoát vị đĩa đệm, gai đôi đốt sống, trật gân, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp cùng chậu, hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi, đau dây thần kinh tọa, gãy xương…sẽ được chữa khỏi” - lương y Lê Văn Thiện khẳng định. Tuy nhiên, điều trị theo phương pháp Đông y thì bệnh nhân phải kiên trì, không thể nóng vội dễ dẫn đến bỏ cuộc, ảnh hưởng hiệu quả điều trị bệnh.

Tiếng lành đồn xa, không phải ngẫu nhiên mà Phòng chẩn trị Đông y Lê Văn Thanh nổi tiếng đến như vậy. Mỗi ngày, số lượng bệnh nhân trong và ngoài tỉnh trở về phóng khám lên đến cả trăm người. Và theo thống kê, trong khoảng thời gian từ năm 2015 đến nay, Phòng chẩn trị Đông y Lê Văn Thanh đã điều trị khỏi cho khoảng trên 12.000 bệnh nhân. Tuy vậy, không tự bằng lòng với kết quả đã được, bản thân lương y Lê Văn Thiện và các cộng sự, nhân viên của Phòng khám vẫn luôn từng ngày nỗ lực không ngừng. Với mục tiêu, Phòng khám Đông y Lê Văn Thanh thực sự là “địa chỉ vàng” cho người bị bệnh xương khớp.

Tâm Anh


Tâm Anh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]