(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Trước nguy cơ xâm nhập dịch bệnh cúm từ Trung Quốc vào nước ta, và để đảm bảo công tác phòng, chống dịch cúm A(H5N1), cúm A(H7N9), các cơ sở y tế trên địa bàn Thanh Hóa đã và đang thực hiện nhiều biện pháp phòng, chống dịch.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Sẵn sàng ứng phó với nguy cơ dịch cúm lây từ gia cầm sang người

(VH&ĐS) Trước nguy cơ xâm nhập dịch bệnh cúm từ Trung Quốc vào nước ta, và để đảm bảo công tác phòng, chống dịch cúm A(H5N1), cúm A(H7N9), các cơ sở y tế trên địa bàn Thanh Hóa đã và đang thực hiện nhiều biện pháp phòng, chống dịch.

Phòng dịch từ cơ sở

Là địa phương phát triển kinh tế năng động với KKT Nghi Sơn, lưu lượng người lao động tập trung đông, trong đó có nhiều lao động là người nước ngoài, huyện Tĩnh Gia được xem là địa bàn tiềm ẩn nhiều nguy cơ cao bùng phát các dịch bệnh nguy hiểm. Theo báo cáo của Trung tâm Y tế huyện Tĩnh Gia, trong năm 2016 không có dịch lớn xảy ra trên địa bàn, nhưng đã ghi nhận 45 bệnh nhân tay chân miệng, 8 người sốt xuất huyết, 30 ca thủy đậu... Trong 2 tháng đầu năm 2017, ghi nhận 4 trường hợp mắc sốt xuất huyết.

Để phòng chống dịch cúm A(H7N9) đang diễn biến phức tạp tại Trung Quốc, huyện Tĩnh Gia đã kiện toàn Ban chỉ đạo Chăm sóc sức khỏe nhân dân, triển khai thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch cúm lây truyền từ gia cầm sang người. Trong đó, huyện chú trọng đến công tác tuyên truyền nâng cao ý thức cho nhân dân, tập trung vào các điểm buôn bán lớn như chợ, khu giết mổ, tuyệt đối không tiếp xúc hoặt giết mổ những gia cầm không rõ nguồn gốc xuất xứ, nghi nhiễm bệnh.

Cán bộ y tế huyện đã phối hợp chặt chẽ với trạm y tế xã và các cộng tác viên y tế, chủ động điều tra, giám sát các trường hợp mắc bệnh đường hô hấp cấp; lưu ý các trường hợp có những biểu hiện triệu chứng cúm, có liên quan đến việc tiếp xúc gia cầm ốm, chết hay những trường hợp diễn biến cúm nặng trong quá trình điều trị...

Hiện nay, Tĩnh Gia đã chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất: Phòng thu dung bệnh nhân, phương tiện cấp cứu, 3 cơ số thuốc và 2 đội cơ động nhanh sẵn sàng ứng phó khi có dịch. Triển khai tiêm phòng dịch cúm dịch vụ cho đối tượng có nhu cầu.

Ông Lê Văn Long - Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện cho biết: Công tác phòng, chống dịch được huyện triển khai từ cơ sở. Việc tuyên truyền đã được triển khai lồng ghép qua các hội nghị, hoạt động thường xuyên và trên hệ thống truyền thanh của huyện xã. Khuyến cáo nhân dân thực hiện các biện pháp phòng dịch như rửa tay sau khi tiếp xúc với gia cầm, đến ngay trạm y tế khi có triệu chứng cúm...

Cán bộ Trung tâm Y tế huyện Tĩnh Gia kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh tại cơ sở.

Phối hợp giữa các cơ quan chức năng

Phòng tránh từ đầu là biện pháp hữu hiệu nhất ngăn chặn dịch bệnh phát sinh, truyền nhiễm, do vậy, Trung tâm Y tế Dự phòng Thanh Hóa đã chỉ đạo các đơn vị y tế tuyến huyện xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch bệnh ở người, triển khai các hoạt động phòng, chống cúm A(H5N1), cúm A(H7N9), dịch bệnh do virut Zika, sốt xuất huyết... Lực lượng quản lý thị trường tăng cường việc giám sát lưu thông, không để gia cầm không rõ nguồn gốc đưa vào tiêu thụ thị trường nội tỉnh.

Phối hợp chặt chẽ với cơ quan thú y chia sẻ thông tin về tình hình dịch cúm trên gia cầm tại các địa phương để chủ động triển khai các biện pháp ngăn ngừa, lây nhiễm sang người và xử lý kịp thời ổ dịch cúm trên gia cầm.

Đồng thời, Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm cũng tăng cường các biện pháp giám sát, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đối với các thực phẩm có nguồn gốc từ gia cầm. Phối hợp với các cơ quan chức năng thanh tra việc chấp hành quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm. Phát hiện, xử lý nghiêm, công khai các hành vi, các cơ sở vi phạm quy định về an toàn thực phẩm.

Hiện tại, Khoa Truyền nhiễm BVĐK tỉnh đã dành riêng 2 phòng thu dung, chuẩn bị đẩy đủ cơ số thuốc, cấp cứu cách ly và điều trị bệnh nhân nhiễm cúm A(H5N1), cúm A(H7N9).

Đến nay, Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp cúm A(H7N9) trên người. Nhưng nếu không quyết liệt triển khai các biện pháp phòng bệnh chủ động, nâng cao ý thức của người dân trong việc sử dụng gia cầm sống, thì nguy cơ xâm nhập, gây bùng phát dịch ở nước ta rất cao. Theo ghi nhận, các ổ dịch tại 2 tỉnh của Trung Quốc có đường biên giới chung với Việt Nam là Vân Nam và Quảng Tây.

Vân Anh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]