(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Thực hiện Chỉ thị số 25 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm (ATTP) trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, các lực lượng chức năng tăng cường việc giám sát, kiểm tra các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, nhất là tại những khu kinh tế, khu công nghiệp trọng điểm.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tăng cường kiểm tra, giám sát cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống

(VH&ĐS) Thực hiện Chỉ thị số 25 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm (ATTP) trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, các lực lượng chức năng tăng cường việc giám sát, kiểm tra các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, nhất là tại những khu kinh tế, khu công nghiệp trọng điểm.

Tính đến thời điểm này, toàn tỉnh có 3.092 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, nhà hàng, khách sạn (không bao gồm bếp ăn tập thể), trong đó 195 cơ sở do tỉnh quản lý, 2.897 cơ sở do cấp huyện, thị xã, TP quản lý.

Theo ông Đỗ Thái Hòa - Chi cục trưởng Chi cục Vệ sinh ATTP tỉnh (Sở Y tế) cho biết: Các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống thuộc đối tượng do tỉnh quản lý đều chấp hành đầy đủ các quy định về ATTP như giấy đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm; ý thức phòng, chống ngộ độc thực phẩm được các cơ sở kinh doanh này chú trọng; việc lựa chọn thực phẩm, chế biến và bảo quản thực phẩm theo hướng dẫn của các cơ quan quản lý VSATTP. Nhờ đó, mấy năm gần đây trên địa bàn tỉnh chưa có trường hợp ngộ độc thực phẩm tập thể đông người xảy ra.

Công tác giám sát, kiểm tra được các cơ quan chức năng triển khai thực hiện định kỳ, tăng cường vào những thời gian trọng điểm như Tết Trung thu, lễ hội du lịch… Tínhriêng trong 8 tháng đầu nămnay, ở tuyến tỉnh do ngành Y tế chủ trì đã tiến hành kiểm tra ATTP tại 176 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăntrong đó, xử phạt 37 cơ sở. Tuyến huyện, xã tiến hành kiểm tra 3.988 lượt cơ sở, trong đó 2.945 lượt cơ sở đạt tiêu chuẩn ATTP.

Bên cạnh đó, để chủ động phát hiện sớm các mối nguy cơ trong thực phẩm, Chi cục vệ sinh ATTP đã xây dựng kế hoạch lấy mẫu thức ăn ngẫu nhiên tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống. Theo đó, trong 7 tháng đầu năm 2016 đã thực hiện kiểm nghiệm hóa, lý 208 chỉ tiêu gồm: Hóa chất bảo vệ thực vật có 3/164 chỉ tiêu không đạt; kiểm nghiệm 660 chỉ tiêu vi sinh vật, có 4/660 chỉ tiêu không đạt; các chất ure, phẩm màu, hàn the trong cá biển, tôm cấp đông… đạt yêu cầu.

Kiểm tra ATTP tại Nhà hàng Dạ Lan.

Tại Khu kinh tế Nghi Sơn, nơi đang diễn ra hoạt động xây dựng với quy mô lớn tập trung lượng lớn lao động, nhu cầu về thực phẩm cao, số lượng các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, nhà hàng, khách sạn tăng mạnh. Đây cũng là điều kiện gia tăng các nguy cơ về mất ATTP và ngộ độc thực phẩm. Vì vậy, song song với công tác kiểm tra, cơ quan chức năng đã và đang triển khai nhiều biện pháp như: Thành lập tổ thường trực bảo đảm an toàn thực phẩm phối hợp với Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn, TTYT Tĩnh Gia để quản lý ATTP trên địa bàn; triển khai thực hiện quy chế phối hợp Công tác đảm bảo ATTP tại Khu kinh tế Nghi Sơn với Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp.

Trong đó phân công cụ thể nhiệm vụ cho các đơn vị có liên quan; tăng cường công tác thanh kiểm tra, xác nhận kiến thức ATTP cho chủ cơ sở và người liên quan đến thực phẩm tại các cơ sở đăng ký kinh doanh dịch vụ ăn uống; thường xuyên triển khai hoạt động lấy mẫu thực phẩm giám sát nguy cơ ATTP tại cơ sở, nhất là các bếp ăn tập thể.

Đối với khu kinh tế, khu công nghiệp trọng điểm thì việc đảm bảo ATTP tại các nhà hàng, khách sạn, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống là việc làm quan trọng, tạo môi trường đầu tư thuận lợi, thu hút nhiều nhà đầu tư và nguồn lao động chất lượng cao hơn nữa.

Vân Anh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]