(vhds.baothanhhoa.vn) - Chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em (BMTE) là vấn đề ưu tiên trong chiến lược chăm sóc sức khỏe nói chung của tỉnh Thanh Hóa. Những năm qua, công tác này đã đạt nhiều kết quả quan trọng; phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ được sử dụng các dịch vụ chăm sóc SKSS hiệu quả; trẻ em được chăm sóc và cải thiện dinh dưỡng tốt, góp phần giảm tỷ lệ tai biến sản khoa và trẻ sơ sinh tử vong; cải thiện đáng kể tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em ở cả hai thể thấp còi và nhẹ cân. Đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế cơ sở đã phát huy tốt vai trò, trở thành lực lượng nòng cốt, cánh tay nối dài của ngành y tế trong công tác truyền thông nâng cao kiến thức, nhận thức, giúp người dân tiếp cận với những dịch vụ chăm sóc sức khỏe phụ nữ trước, trong, sau sinh và trẻ em tại địa phương.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thanh Hóa tăng cường các hoạt động chăm sóc bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em

Chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em (BMTE) là vấn đề ưu tiên trong chiến lược chăm sóc sức khỏe nói chung của tỉnh Thanh Hóa. Những năm qua, công tác này đã đạt nhiều kết quả quan trọng; phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ được sử dụng các dịch vụ chăm sóc SKSS hiệu quả; trẻ em được chăm sóc và cải thiện dinh dưỡng tốt, góp phần giảm tỷ lệ tai biến sản khoa và trẻ sơ sinh tử vong; cải thiện đáng kể tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em ở cả hai thể thấp còi và nhẹ cân. Đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế cơ sở đã phát huy tốt vai trò, trở thành lực lượng nòng cốt, cánh tay nối dài của ngành y tế trong công tác truyền thông nâng cao kiến thức, nhận thức, giúp người dân tiếp cận với những dịch vụ chăm sóc sức khỏe phụ nữ trước, trong, sau sinh và trẻ em tại địa phương.

Ngành y tế đã chỉ đạo các đơn vị tập trung nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai, bà mẹ nuôi con dưới 2 tuổi, trẻ em dưới 5 tuổi, tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ; chỉ đạo các đơn vị thường xuyên rà soát, kịp thời cấp bổ sung Vitamin A cho các đối tượng: Phụ nữ sau sinh trong vòng 1 tháng, trẻ bị viêm phổi, tiêu chảy...; tổ chức cân, đo định kỳ cho trẻ dưới 5 tuổi, phấn đấu giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trên địa bàn. Đồng thời, quan tâm bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế làm công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em; tổ chức các lớp tập huấn người đỡ đẻ có kỹ năng; hướng dẫn sử dụng sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ, trẻ em cho cán bộ y tế làm công tác chăm sóc sức khỏe sau sinh tại tuyến y tế cơ sở và nhân viên y tế bản. Đặc biệt, chú trọng hoạt động tuyên truyền trực tiếp để nâng cao nhận thức và thực hiện tốt các dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em đối với người dân tại các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, ít có điều kiện tiếp xúc các dịch vụ y tế.

Để các hoạt động chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em (CSSKBMTE) đến được với tất cả phụ nữ và trẻ em, hàng tháng, các y, bác sĩ của trạm thường xuyên theo dõi và nắm bắt số lượng phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, phụ nữ đang mang thai để kịp thời tuyên truyền, tư vấn về CSSKBMTE/KHHGĐ. Đồng thời, vận động chị em đi khám thai, khám sức khỏe định kỳ. Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, đến nay nhận thức của chị em đã có những chuyển biến tích cực, 100% phụ nữ có thai được tiêm chủng và khám thai định kỳ, tỷ lệ bà mẹ và trẻ sơ sinh được chăm sóc sau sinh chiếm trên 99%, giảm tối đa trường hợp tai biến sản khoa. Hầu hết chị em trong độ tuổi sinh đẻ đều nắm được những kiến thức cơ bản về thực hành CSSKBMTE, như: Khám thai định kỳ, tiêm phòng uốn ván trước khi sinh, chăm sóc sau sinh, uống vitamin A, cách chế biến thức ăn, xây dựng mô hình thực phẩm hợp vệ sinh tại các hộ gia đình.

Mới đây nhất, bằng phương pháp giám sát cầm tay chỉ việc, đánh giá qua bảng kiểm của hoạt động chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Thanh Hóa đã có đợt giám sát tại 8 huyện: Hậu Lộc, thị xã Nghi Sơn, Thiệu Hóa, Yên Định, Cẩm Thủy, Bá Thước, Như Thanh và Như Xuân. Kết quả cho thấy cơ sở vật chất tại các đơn vị nhìn chung đều khang trang, sạch sẽ. Mặc dù hiện nay không khuyến khích sinh đẻ tại trạm nhưng trang thiết bị dụng cụ vẫn được trạm trang bị đầy đủ, có đủ 4 phòng hoạt động chuyên môn. Hệ thống sổ sách, thống kê báo cáo và kế hoạch hoạt động có ghi chép rõ ràng, sạch sẽ và lưu trữ đầy đủ. Thực hiện tốt quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn; công tác quản lý thai nghén đầy đủ 100%. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số vấn đề cần khắc phục như: Hệ thống sổ sách một số phần mục chưa được cập nhật đầy đủ, thường xuyên.

Công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em ở Thanh Hóa đang được ngành y tế và các địa phương chú trọng thực hiện.

Đối với công tác chỉ đạo tuyến, có phân công cụ thể cán bộ chịu trách nhiệm từng địa bàn; hoàn chỉnh các bảng kiểm giám sát phù hợp với từng nội dung chương trình; thực hiện giám sát hỗ trợ cho 27 huyện, thị xã, thành phố với các nội dung, như cung cấp dịch vụ CSSKSS/ KHHGĐ thường xuyên ở tuyến huyện, xã; chăm sóc thiết yếu bà mẹ và trẻ sơ sinh sớm; các quy trình chuyên môn, quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn;...

CDC Thanh Hóa luôn làm tốt công tác tham mưu cho Sở Y tế trong chỉ đạo điều hành xây dựng kế hoạch hoạt động các dự án CSSKSS; chỉ đạo các đơn vị cung cấp dịch vụ CSSKSS trên toàn tỉnh tiếp tục thực hiện nghiêm túc hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ CSSKSS của Bộ Y tế, nhằm giảm tai biến sản khoa, giảm tử vong mẹ, giảm tử vong sơ sinh trên địa bàn tỉnh.

Trong 6 tháng cuối năm 2020, nhằm triển khai hiệu quả các hoạt động của chương trình từ tỉnh đến cơ sở, CDC Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác phối hợp với các đơn vị y tế liên quan, quản lý và giám sát hỗ trợ kịp thời cho tuyến dưới nhằm nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ CSSKSS; tăng cường chỉ đạo các cơ sở cung cấp dịch vụ CSSKSS, đặc biệt là công tác chăm sóc sản khoa thiết yếu nhằm giảm tai biến sản khoa, giảm tử vong mẹ, giảm tử vong sơ sinh. Ngoài ra, tiếp tục duy trì công tác truyền thông giáo dục thay đổi hành vi, lồng ghép tư vấn SKSS vào việc cung cấp dịch vụ thường xuyên ở các tuyến; duy trì công tác chăm sóc bà mẹ trước, trong và sau sinh nhằm giảm tai biến sản khoa;...Tiếp tục, duy trì thực hiện giám sát hỗ trợ kỹ thuật các chương trình CSSKSS/KHHGĐ; triển khai tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực giám sát và chuyên môn cho cán bộ làm công tác chuyên môn ở các tuyến; tập huấn cô đỡ thôn bản đang hoạt động. Duy trì công tác thống kê, báo cáo đúng thời gian quy định.

Với sự nỗ lực của ngành y tế, sự quan tâm, hỗ trợ, chung tay của các cấp, các ngành, địa phương, công tác bảo vệ, CSSKBMTE trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có những chuyển biến tích cực... Ngành y tế tiếp tục làm tốt công tác xã hội hóa, đầu tư cơ sở vật chất, trang, thiết bị y tế; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em.

Hoàng Yến (CDC Thanh Hóa)


Hoàng Yến (CDC Thanh Hóa)

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]