(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Vào thời điểm chuyển mùa, kết hợp với mưa bão, số lượng các bệnh nhân là trẻ em nhập viện tăng đột biến. Các chứng bệnh mà trẻ mắc phổ biến là các bệnh đường hô hấp trên (tai, mũi, họng), viêm phế quản, viêm phổi; các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa như tiêu chảy cấp, sốt vi rút...

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thời tiết giao mùa, Bệnh viện Nhi quá tải

(VH&ĐS) Vào thời điểm chuyển mùa, kết hợp với mưa bão, số lượng các bệnh nhân là trẻ em nhập viện tăng đột biến. Các chứng bệnh mà trẻ mắc phổ biến là các bệnh đường hô hấp trên (tai, mũi, họng), viêm phế quản, viêm phổi; các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa như tiêu chảy cấp, sốt vi rút...

Tại khu vực tiếp nhận sổ đăng ký khám bệnh nội trú và ngoại trú, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa, bệnh nhân nhi phải xếp hàng dài, chờ tới lượt khám bệnh. Các cán bộ hướng dẫn của bệnh viện cũng phải hoạt động hết công suất mà vẫn không xuể. Không chỉ vất vả ở khâu “đầu vào”, nhiều bệnh nhân và người nhà còn phải chờ chực khá lâu mới tới lượt tại các phòng khám ở các khoa của bệnh viện.

Anh Lê Văn Tân, xã Thiệu Nguyên (Thiệu Hóa) chia sẻ: “Tôi phải nộp giấy và chờ khá lâu mới đưa con vào khám được. Sau đó, tiếp tục phải chờ tại các phòng xét nghiệm, chụp X-Quang, siêu âm… Dù rất sốt ruột nhưng cũng phải chờ đợi vì số lượng bệnh nhân quá đông”.

Tình trạng trẻ nhập viện tăng, khiến bệnh viện này quá tải không chỉ ở khu vực khám bệnh ngoại trú mà cả khu vực nội trú, nhất là ở các khoa: Tiêu hóa, Hô hấp, Tai - mũi - họng. Chị Quách Thị Liên, xã Ngọc Khê (Ngọc Lặc) cho biết: Cháu nhà tôi vừa bị sốt cao lại tiêu chảy cấp nên gia đình rất lo lắng. Cháu được đưa về khoa tiêu hóa nhưng vẫn phải nằm chung một giường với một cháu khác đã nhập viện trước đó. Hầu hết số giường trong phòng đều phải gánh 2 cháu”.

Tình trạng quá tải tại các buồng bệnh của Bệnh viện Nhi Thanh Hóa xảy ra thường xuyên vào thời điểm giao mùa.

Theo lãnh đạo các khoa như Tiêu hóa, Hô hấp, Tai - mũi - họng… số lượng bệnh nhân nhập viện điều trị nội trú trong khoảng 3-4 tuần trở lại đây luôn ở mức tăng cao đột biến, nhất là các em nhỏ ở các huyện. Các cháu nhập viện hầu hết đều trong tình trạng nặng, lại ở xa nên vẫn phải tiếp nhận và bố trí về các buồng bệnh dù 2 cháu/1 giường. không chỉ vậy, các cán bộ, y bác sỹ cũng phải cố gắng khắc phục, bảo đảm tốt nhất công tác điều trị, chăm sóc cho bệnh nhân.

Ông Lê Văn Tráng - Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Thanh Hóa cho biết: “Đây được xem là một trong những thời điểm cao điểm nhất của đơn vị chúng tôi khi tất cả cán bộ, y, bác sỹ phải cố gắng hết sức mới đáp ứng được yêu cầu thực tế. Tình trạng quá tải là khó tránh khỏi khi có ngày bệnh viện phải tiếp nhận đến 600 bệnh nhân. Chưa kể số bệnh nhân hiện đang được điều trị nội trú, số giường bệnh trên thực tế khó có thể đáp ứng được”.

“Việc phải bố trí cho 2 cháu/giường dù không muốn vẫn phải bố trí. Trong khi đó, điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị của bệnh viện vẫn còn khó khăn. Dù vậy, với trách nhiệm cao nhất, cùng sự nỗ lực khắc phục của cán bộ, y, bác sỹ, bệnh viện sẽ cố gắng hết mình bảo đảm tốt nhất công tác phục vụ, khám, chữa bệnh, điều trị cho các bệnh nhân” - ông Tráng nhấn mạnh.

Ngọc Huấn



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]