(vhds.baothanhhoa.vn) - Nhớ lại mùa xuân năm 1955 đúng vào ngày 27/2 Bác Hồ đã gửi thư cho cán bộ ngành Y tế, đó cũng là ngày mà cả nước tôn vinh người thầy thuốc Việt Nam.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Về nơi “Trái tim được chữa lành bằng trái tim”

Nhớ lại mùa xuân năm 1955 đúng vào ngày 27/2 Bác Hồ đã gửi thư cho cán bộ ngành Y tế, đó cũng là ngày mà cả nước tôn vinh người thầy thuốc Việt Nam.

“Thầy thuốc như mẹ hiền”, “Lương y như từ mẫu”, đến bất cứ bệnh viện nào ta đều có thể bắt gặp hình ảnh của câu nói đó. Phải chăng nó vừa là câu tôn vinh vừa là kim chỉ nam của người thầy thuốc Việt Nam. Nhưng với tôi - có lẽ ấn tượng sâu sắc là dòng chữ trước phòng bệnh của Viện Tim mạch - Bệnh viện Bạch Mai “Nơi trái tim được chữa lành bằng trái tim” và nhân ngày 27/2 này, tôi - một cô giáo ở một miền quê của tỉnh Thanh Hóa muốn viết về y đức và tài năng của những người thầy thuốc tim mạch Việt Nam. Qua bài viết này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn và gửi lời kính chúc đến tất cả các thầy thuốc Việt Nam nói chung, các thầy thuốc tim mạch nói riêng với tất cả những gì sâu sắc nhất.

Vì cơ duyên, tôi biết đến các bác sĩ Khoa Tim mạch Bệnh viện Đa khoa Thanh Hóa, những năm đầu thế kỷ 21. Tôi đặc biệt khâm phục sự bền bỉ trong “cuộc chiến giành giật với tử thần” của các nhân viên, bác sĩ ở đây. Tôi ấn tượng sâu sắc với bác sĩ Phúc Hợp - Phó trưởng khoa - Một bác sĩ tận tụy với bệnh nhân, rất giỏi và nhân hậu. Rất nhiều bệnh nhân khi đến với khoa đều tỏ lòng tôn kính bởi tài năng, tâm huyết và sự đức độ của người bác sĩ này. Nhiều bệnh nhân nói rằng: Nhờ bác sĩ Phúc Hợp mà họ không còn phải chạy ra các bệnh viện lớn ngoài Hà Nội. Bác sĩ Hợp có phác đồ chữa bệnh thật riêng và rất hiệu quả. Không những thế bác sĩ còn đam mê với sáng tác thơ.

Tôi cũng muốn tỏ lòng tri ân đến Trung tâm Tim mạch - Bệnh viện Trung ương Huế ở đó có rất nhiều bác sĩ tài hoa nổi tiếng cả nước như bác sĩ Uyên, bác sĩ Lợi, bác sĩ An. Con trai tôi không may bị nhồi máu cơ tim rất nặng đã được đội ngũ bác sĩ ở đây cứu chữa với tất cả tài năng và tâm huyết. Tôi đặc biệt nhớ mãi chất giọng Huế ngọt ngào, sự quan tâm chân tình, hết lòng với người bệnh của các bác sỹ ở đây, khiến ai cũng đều thấy ấm lòng.

Theo hành trình cứu chữa cho con trai. Tôi không thể không viết về hình ảnh các bác sĩ Viện Y học Cổ truyền Quân đội, Bệnh viện Trung ương 108 và bác sĩ, Tiến sĩ - Viện trưởng Viện Tim mạch Việt Nam Phạm Mạnh Hùng cũng như toàn bộ các thành viên y bác sỹ của viện. Khi mà các bác sĩ ở các bệnh viện khác đều tiên đoán sự sống của con trai tôi (mặc dù đang ở độ tuổi thanh xuân nhất) chỉ sống bằng ngày, bằng tháng và tim của con tôi đã bị hủy hoại gần như hoàn toàn. Nhưng với tất cả tình thương và tài năng của một người thầy thuốc -bác sĩ Hùng đã cho con tôi được cấy tế bào gốc và điều kỳ diệu là với chính tay bác sĩ Hùng thực hiện - con trai tôi đã hồi phục một cách kỳ diệu.

Với bài viết này bằng sự trải nghiệm và thực tế mà tôi được chứng kiến, tôi muốn gửi gắm một thông điệp với mọi người rằng: “Nếu chẳng may mắc bệnh tim, hãy tin tưởng vào trái tim và tài năng nhiệt huyết của các bác sĩ tim mạch Việt Nam. Hãy tin rằng tài năng cũng như y đức của người thầy thuốc và nền y học Việt Nam cũng chẳng kém gì các nước trên thế giới. Hãy tin yêu và chữa bệnh ngay trên quê hương Việt Nam mình. Mọi nỗi đau sẽ được xoa dịu”.

Minh Hạnh

GV Trường THPT Tĩnh Gia II



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]