(vhds.baothanhhoa.vn) - TP Thanh Hóa là một trong những địa phương có số xã, phường đạt chuẩn ATTP cao (12/37). Đạt được kết quả này, thời gian qua chính quyền TP Thanh Hóa đã và đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, cùng với nhân dân phát triển nền nông nghiệp an toàn, đẩy lùi nạn thực phẩm bẩn.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Xây dựng xã, phường đạt chuẩn ATTP: Kinh nghiệm từ TP Thanh Hóa

TP Thanh Hóa là một trong những địa phương có số xã, phường đạt chuẩn ATTP cao (12/37). Đạt được kết quả này, thời gian qua chính quyền TP Thanh Hóa đã và đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, cùng với nhân dân phát triển nền nông nghiệp an toàn, đẩy lùi nạn thực phẩm bẩn.

Cửa hàng thực phẩm an toàn tại TP Thanh Hóa.

Quyết liệt từ cơ sở

Phường Lam Sơn đã được đoàn kiểm tra liên ngành thẩm định đạt phường ATTP từ tháng 8/2019. Chị Nguyễn Thị Ngà - Phó Chủ tịch phường cho biết: “Xây dựng phường đạt chuẩn ATTP là việc cần thiết phải làm. Vì vậy, muốn thành công thì việc làm phải thực chất, hiệu quả. Có như vậy thì mới thay đổi được nhận thức và hành vi của người dân”. Theo đó, với quyết tâm xây dựng phường đạt chuẩn ATTP, từ năm 2017, phường Lam Sơn đã tiến hành rà soát, đánh giá, lấy thông tin cụ thể tất cả các hộ sản xuất, kinh doanh, buôn bán thực phẩm phục vụ công tác quản lý về sau. Ngoài ra, ban chỉ đạo ATTP phường đã tổ chức 5 hội nghị quán triệt và triển khai các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về công tác quản lý ATTP; tổ chức 15 buổi nói chuyện chuyên đề ATTP cho 605 lượt người; thực hiện 23 tin bài với 46 lượt phát thanh thường xuyên trên truyền thanh phường.

Để các cơ sở kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống nhỏ lẻ chấp hành các quy định về ATTP, ban chỉ đạo cùng với tổ giám sát khu phố thường xuyên tuyên truyền, nhắc nhở, tư vấn các vấn đề liên quan đến vệ sinh ATTP như đeo bao tay khi chế biến, bán đồ ăn sẵn; cập nhập quy định mới liên quan đến ATTP... thậm chí, thời gian đầu ban chỉ đạo còn in sẵn sổ ghi chép, phát miễn phí cho từng hộ và hướng dẫn họ cập nhập sổ theo dõi mua hàng có nguồn gốc xuất xứ.

Qua đó, người dân đã có ý thức hơn với cộng đồng và bản thân trong việc thực hiện ATTP và hưởng ứng thực hiện việc xây dựng phường ATTP.

Đến nay 181 cơ sở sản xuất, kinh doanh, buôn bán thực phẩm trên địa bàn luôn được giám sát, kiểm tra theo định kỳ. Phường đã có Chợ Lam Sơn đạt chợ ATTP, đồng thời đã xóa bỏ hoàn toàn chợ cóc, chợ tạm; 4 bếp ăn tập thể được cấp giấy chứng nhận đảm bảo ATTP và thực hiện duy trì tốt, không để xảy ra các vi phạm về quy định ATTP; thành lập 12 tổ giám sát cộng đồng phốvà 2 tổ giám sát cộng đồng chợ; 100% cơ sở nhỏ lẻ thuộc trách nhiệm quản lý đã ký cam kết về ATTP.

Bên cạnh đó, phường thực hiện công tác sơ kết, tổng kết hàng năm, khen thưởng và biểu dương những cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác ATTP, đồng thời đôn đốc, nghiêm khắc kiểm điểm đối với khu phố, tập thể chưa hoàn thành nhiệm vụ.

Phấn đấu 100% xã phường đạt chuẩn ATTP

Theo ông Nguyễn Trọng Tiến - Phó trưởng Phòng Kinh tế, UBND TP Thanh Hóa: Hiện tại TP đã có 12/37 xã phường đạt chuẩn ATTP, trong tháng 9 và 10 vừa qua, UBND TP đã trình duyệt hồ sơ 8 xã đạt chuẩn ATTP. Từ nay đến cuối tháng 10 UBND TP tiếp tục trình duyệt hồ sơ của 11 xã đã được đoàn kiểm tra liên ngành thẩm duyệt. Còn 5 xã, đang gấp rút hoàn thành tiêu chí chợ và sẽ trình thẩm định trong năm 2019”.

Chỉ tiêu trong năm 2019 của TP là 30 xã phường đạt chuẩn ATTP. Với sự vào cuộc quyết liệt, mạnh mẽ của chính quyền, các tổ chức đoàn thể xã hội, TP Thanh Hóa phấn đấu đạt 100% xã, phường ATTP vào cuối năm 2019. Anh Đàm Đình Diện - Bí thư Thành đoàn TP cho biết “Tuổi trẻ TP Thanh Hóa đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực thực hiện đảm bảo vệ sinh ATTP, trong đó phối hợp với cơ quan chức năng tích cực viết bài tuyên truyền về ATTP, bản thân mỗi đoàn viên thanh niên phải là người gương mẫu trong việc chọn mua và sử dụng các sản phẩm thực phẩm an toàn. 100% cơ sở sản xuất, kinh doanh, buôn bán do thanh niên làm chủ nói không với thực phẩm bẩn, không sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc”.

Đến nay, TP đã hình thành 21 mô hình chuỗi giá trị sản xuất an toàn như chuỗi rau củ quả ở xã Hoằng Quang, Đông Lĩnh; 14 chuỗi thịt gia súc, gia cầm ở Thiệu Khánh, Hoằng Lý, Đông Cương... một số chuỗi đã và đang hoạt động có hiệu quả và thực hiện liên kết với các doanh nghiệp phát triển sản phẩm tại các siêu thị, cửa hàng thực phẩm sạch như Co.op Mark, Big C và cửa hàng thực phẩm an toàn. Trong 8.612 cơ sở thuộc trách nhiệm quản lý của TP, đã cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP cho 1.205 cơ sở, 4.940 cơ sở ký cam kết đảm bảo ATTP và 4.531 người được cấp giấy xác nhận kiến thức ATTP. Công tác thanh kiểm tra được tăng cường, trong 3 năm (từ 2017 đến nay) TP đã thành lập 504 đoàn, thực hiện thanh kiểm tra 9.728 lượt cơ sở, xử lý 531 vụ vi phạm.

Với các giải pháp và việc làm đồng bộ từ TP đến cơ sở, hy vọng TP Thanh Hóa sẽ đạt được mục tiêu đề ra, 100% xã, phường đạt chuẩn về ATTP. Góp phần quan trọng vào việc thực hiện thành công Nghị quyết 04 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa và xây dựng một nền nông nghiệp an toàn, bền vững.

V.A


V.A

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]