(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Hội Chữ thập đỏ Việt Nam (23/11/1946 - 23/11/2016) và 59 năm ngày thành lập Hội Chữ thập đỏ tỉnh Thanh Hóa (23/11/1957 - 23/11/2016), Báo Văn hóa & Đời sống có cuộc trao đổi với bà Trịnh Thị Tiếp - Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ tỉnh về chủ đề này.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Xứng đáng là cầu nối tin cậy của những tấm lòng nhân đạo

(VH&ĐS) Nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Hội Chữ thập đỏ Việt Nam (23/11/1946 - 23/11/2016) và 59 năm ngày thành lập Hội Chữ thập đỏ tỉnh Thanh Hóa (23/11/1957 - 23/11/2016), Báo Văn hóa & Đời sống có cuộc trao đổi với bà Trịnh Thị Tiếp - Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ tỉnh về chủ đề này.

Bà Trịnh Thị Tiếp - Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ tỉnh Thanh Hóa.

- Cùng với sự trưởng thành và phát triển của Hội CTĐ Việt Nam, xin bà cho biết những kết quả nổi bật mà các cấp hội CTĐ tỉnh Thanh Hóa đã đạt được thời gian qua?

Cùng với sự phát triển của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Hội Chữ thập đỏ Thanh Hóa luôn tự hào đã góp phần vào sự trưởng thành về mọi mặt của hội. Trải qua 59 năm xây dựng và trưởng thành, đến nay tổ chức hội đã có mặt ở 27 huyện, thị, thành phố; 635 xã, phường, thị trấn trong tỉnh. Toàn tỉnh có 200.850 hội viên, 107 CLB tình nguyệnvới hơn 2.000 tình nguyện viên, 209.000 thanh thiếu niên chữ thập đỏ; đã có 74.652 suất quà được trao tặng đến tay người nghèo, nạn nhân chất độc da cam trong dịp Xuân Bính Thân 2016, với tổng giá trịgần 26 tỷ đồng. Tổng giá trị công tác xã hội và trợ giúp nhân đạo 10 tháng đầu năm 2016 đạt 36,1 tỷ đồng, giúp đỡ cho 112.300 lượt người, đạt 127% chỉ tiêu trong năm.

Cụ thể là các hoạt động hỗ trợ làm nhà, tặng sổ tiết kiệm, tặng xe lăn, xe đạp, hỗ trợ vốn phát triển sản xuất; khám chữa bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho đối tượng nghèo, người khuyết tật, nạn nhân da cam; tổ chức các hoạt động sơ cấp cứu ban đầu, chuyển viện miễn phí tại cơ sở và các trường học cho hơn 5.115 đối tượng; thông qua các sự kiện, đợt hiến máu tình nguyện, đặc biệt tổ chức thành công chương trình Hành trình đỏ - Kết nối dòng máu Việt. Đến ngày 04/11/2016, toàn tỉnh đã tiếp nhận được 15.998 đơn vị máu, góp phần giảm thiểu tình trạng khan hiếm máu dùng trong cấp cứu và điều trị tại các bệnh viện; mô hình “Bếp ăn tình thương” với tổng số 22 bếp ăn tình thương hỗ trợ63.210suất ăn miễn phí cho bệnh nhân nghèo trên địa bàn tỉnh.

Hưởng ứng phong trào “Xây dựng NTM”, các cấp hội đã vận động các nguồn lực tham gia hỗ trợ sửa chữa và làm mới 18 nhà ở cho các hộ nghèo, nạn nhân chất độc da cam; hỗ trợ các hộ nghèo xây dựng 95 nhà tiêu hợp vệ sinh và bể chứa nước sạch; hỗ trợ xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng, hỗ trợ vốn phát triển sản xuất với tổng giá trịgần 1,5 tỷ đồng. Từ năm 2010 đến nay, thông qua các chương trình: “Ngân hàng bò - Chung sức cùng đồng bào nghèo xây dựng NTM”, “Chung tay vì cộng đồng - Hỗ trợ bò giống giúp người nghèo biên giới”, Hội CTĐ tỉnh đã phối hợp trao 5.648 con bò giống sinh sản cho người dân nghèo, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc...

- Để đạt được những kết quả nói trên, các cấp hội CTĐ Thanh Hóa đã có những cách làm như thế nào, thưa bà?

Những năm qua các cấp hội CTĐ luôn bám sát 4 lĩnh vực hoạt động trọng tâm đó là: Công tác xã hội và trợ giúp nhân đạo; tham gia phòng ngừa, ứng phó thảm họa, cứu trợ khẩn cấp và phục hồi hậu quả thiên tai; chăm sóc sức khỏe dựa vào cộng đồng; hiến máu nhân đạo; tuyên truyền các giá trị nhân đạo; vận động xây dựng qũy và xây dựng tổ chức hội vững mạnh...

Từ các chương trình, dự án và được sự hỗ trợ, đào tạo của Trung ương hội, năng lực hoạt động thực tế của đội ngũ cán bộ hội các cấp ngày càng được nâng cao. Nhờ đó giúp cho hoạt động nhân đạo, từ thiện ngày càng sâu rộng, số lượng và hiệu quả trợ giúp các đối tượng cần được giúp đỡ tăng lên. Cùng với việc không ngừng đổi mới trong nội dung, phương thức hoạt động Chữ thập đỏ, các cấp hội CTĐ trên địa bàn tỉnh đã có nhiều phong trào, mô hình hoạt động được phát động, triển khai, thực hiện, đem lại hiệu quả thiết thực cho cộng đồng xã hội. Nổi bật là các phong trào “Tết vì người nghèo, nạn nhân chất độc da cam”, “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo” trở thành phong trào sâu rộng trong quần chúng nhân dân.

Đến tháng 10/2016 các cấp hội đã vận động sự hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân giúp đỡ cho 1.890 đối tượng với tổng giá trị 2.300 triệu đồng; chủ động thực hiện tốt việc xây dựng kế hoạch phòng ngừa thảm họa và chuẩn bị sẵn sàng nguồn lực ứng phó với thiên tai năm 2016, đặc biệt trích quỹ ủng hộ thiên tai 1,5 tỷ đồng ủng hộ đồng bào bị hạn hán ở các tỉnh phía nam, và nhân dân Hà Tĩnh, Quảng Bình bị lũ lụt...

- Phát huy những kết quả đã đạt được và luôn xứng đáng là địa chỉ tin cậy của những tấm lòng nhân đạo, xin bà cho biết phương hướng,nhiệm vụ trọng tâm của Hội trong thời gian tới?

Các cấp hội và cán bộ hội viên chữ thập đỏ Thanh Hóa đã và đang tiếp tục khắc phục khó khăn, nỗ lực vận động, củng cố, xây dựng tổ chức hội, đặc biệt quan tâm chú trọng đến công tác phối hợp để làm tốt vai trò nòng cốt, cầu nối, điều phối của Hội Chữ thập đỏ giữa các đối tác, nhà tài trợ, nhà hảo tâm với người nghèo, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn toàn tỉnh. Đồng thời quyết tâm xây dựng hình ảnh, nâng cao vị thế của hội, phấn đấu trở thành tổ chức nhân đạo chuyên nghiệp, vững mạnh để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó, góp phần tích cực cho sự nghiệp phát triển chung về kinh tế, chính trị của tỉnh Thanh Hóa.

- Xin cảm ơn bà, chúc bà sức khỏe và thành công!

Ngọc Huấn(thực hiện)



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]