(vhds.baothanhhoa.vn) - Ngay khi được phép đầu tư vào một số dự án bất động sản, khu nghỉ dưỡng... ở Thanh Hóa, tập đoàn FLC quyết định làm nhà tài trợ chính cho bóng đá Thanh Hóa. Cuối tháng 5/2015 bầu Đệ gửi đơn từ chức chủ tịch CLB bóng đá lên UBND tỉnh và được chấp thuận. Bóng đá Thanh Hóa thêm 1 lần phải gắn tên nhà tài trợ trước danh xưng của tỉnh – FLC Thanh Hóa (Trước đó là Halida Thanh Hóa, xi măng Công Thanh Thanh Hóa).

Tin liên quan

Đọc nhiều

Người hùng “giải cứu” bóng đá xứ Thanh: Vững vàng trước sóng cả

Ngay khi được phép đầu tư vào một số dự án bất động sản, khu nghỉ dưỡng... ở Thanh Hóa, tập đoàn FLC quyết định làm nhà tài trợ chính cho bóng đá Thanh Hóa. Cuối tháng 5/2015 bầu Đệ gửi đơn từ chức chủ tịch CLB bóng đá lên UBND tỉnh và được chấp thuận. Bóng đá Thanh Hóa thêm 1 lần phải gắn tên nhà tài trợ trước danh xưng của tỉnh – FLC Thanh Hóa (Trước đó là Halida Thanh Hóa, xi măng Công Thanh Thanh Hóa).

Bầu Đệ cùng BHL đội bóng Thanh Hóa trước một trận đấu.

Ở thời điểm mà trào lưu các doanh nghiệp “nhảy vào” làm bóng đá để quảng bá thương hiệu đã thoái trào thì việc làm này của FLC được người hâm mộ Thanh Hóa đánh giá là thành tâm, táo bạo.

Năm 2014, bóng đá xứ Thanh dành HCĐ – danh hiệu đầu tiên kể từ khi góp mặt trên sân chơi V-League. Lúc này, bóng đá Thanh Hóa đã có sự ổn định cần thiết về nhân sự, tài chính... Trước khi mùa giải 2015 khởi tranh mục tiêu vô địch V-League đã được bầu Đệ đặt ra với BHL, các cầu thủ, tuy nhiên những biến cố sau đó khiến kế hoạch của bầu Đệ cùng cộng sự chưa thể hoàn thành, khi ông từ chức chủ tịch CLB, đội bóng Thanh Hóa đang xếp thứ 2 bảng xếp hạng V-League 2015 (giành được 21 điểm sau 11 vòng đấu). Kế thừa “di sản”bầu Đệ để lại, có thể nói FLC quá thuận lợi khi mới “chân ướt, chân ráo” nhảy vào làm bóng đá ở xứ Thanh. Kết thúc mùa giải 2015 Thanh Hóa giữ nguyên vị trí thứ 3 – giành HCĐ.

Các mùa giải sau, FLC tiếp tục đầu tư mạnh tay cho bóng đá Thanh Hóa, Ông Trịnh Văn Quyết từng tiết lộ với truyền thông rằng: “Số tiền FLC chi mỗi năm cho bóng đá Thanh Hóa là 120 tỷ VNĐ”. Tiếc rằngbóng đá xứ Thanh vẫn chưa một lần bước lên “ngai vàng” V-League. Năm 2016, đội bóng đứng thứ 6 trên bảng xếp hạng, rồi giành ngôi Á quân liên tiếp ở các năm 2017, 2018. Cuối năm 2018, ông Trịnh Văn Quyết - Chủ tịch HĐQT tập đoàn FLC quyết định dừng “cuộc chơi” trả CLB bóng đá Thanh Hóa về cho UBND tỉnh, ông Trần Quốc Hưng gương mặt quen thuộc của thể thao và bóng đá xứ Thanh được “đặt”vào chiếc ghế chủ tịch CLB, nhiệm vụ của ông lúc bấy giờ khả dĩ nhất là giữ bóng đá Thanh Hóa trụ lại V-League.

Bao giờ cũng thế, khi nhà tài trợ chính “dứt áo ra đi”, nhà tài trợ mới chưa tìm được thì việc các cầu thủ chất lượng của đội bóng tìm đường tháo lui theo tiếng gọi kim tiền để đầu quân cho các CLB khác là điều tất yếu, người hâm mộ Thanh Hóa từng chứng kiến tình cảnh này thời điểm XM Công Thanh “bỏ làm”bóng đá Thanh Hóa. Sau khi FLC “dừng lại’, một loạt hảo thủ đãchia tay CLB, số còn lại thì không còn tâm trí thi đấu bởi nỗi lo cơm áo, gạo tiền, xa hơn nữa là không biết tương lai mình sẽ ra sao. Bởi vậy mà sau 6 vòng đầu tiên của V-League 2019 đội bóng Thanh Hóa xếp bét bảng với vỏn vẹn 3 điểm (hòa 3, thua 3). Nghiệt ngã hơn, nguồn tài chính từ ngân sách dự trù cấp cho cả mùa giải có bảy phần thì đã chi hết 6 và mới chỉ “tìm” được duy nhất một doanh nghiệp tài trợ 5 tỷ đồng cho đội bóng (đã chuyển cho CLB 3 tỷ khi ông Trần Quốc Hưng còn tại vị).

Trước tình thế này, hơn lúc nào hết, bóng đá Thanh Hóa cần một cuộc “giải cứu” để vượt qua những khó khăn về nhân sự, tinh thần, thành tích và tài chính. Bầu Đệ một lần nữa lại “dấn thân” ngồi vào “ghế nóng” – chủ tịch CLB bóng đá Thanh Hóa.

Nếu như FLC gặp rất nhiều thuận lợi khi tiếp quản bóng đá Thanh Hóa thì bầu Đệ không may mắn như vậy, ông trở lại khi đội bóng thi đấu bết bát, tài chính cạn kiệt, số tiền từ ngân sách của tỉnh cấp cho hoạt động cả năm chỉ còn 1/7 (chưa biết khi nào được giải ngân), ngoài chi phí cho đội 1 ngay lập tức phải lo kinh phí để hai đội bóng trẻ (U15, U17) tham gia vòng loại giải vô địch U15, U17 toàn quốc.

Bên cạnh đó, hệ lụy từ việc tiếp quản đội bóng từ tay một đại gia bạo chiđặt ra những vấn đề nan giải cho người kế nhiệm khi thương thuyết tái ký hợp đồng khoản phí lót tay, tiền lương với cầu thủ và đảm bảo duy trì chế độ cho các vận động viên đội 1, cũng như ở trung tâm đào tạo bóng đá trẻ ngang bằng như thời kỳ trước. Vẫn biết “tiền nào vải ấy” nhưng trên thực tế nếu tài chính dồi dào, người ta vẫn sẵn sàng trả cao hơn giá trị thật của “món hàng” định mua cho được việc. Sau khi FLC rút lui, ngoài các cầu thủ đã ra đi, số cầu thủ còn lại khi tái ký hợp đồng với CLB vẫn đòi hỏi mức lót tay, mức lương như thời FLC còn “làm bóng đá” ở Thanh Hóa. Đã là thông lệ, không riêng gì ở đội bóng Thanh Hóa, các cầu thủ khi ký hợp đồng thi đấu cho các CLB thì ngoài tiền lương tháng, họ còn nhận được khoản lót tay hàng tỷ, thậm chí nhiều tỷ đồng cho một năm thi đấu. Rất ít các cầu thủ mà thu nhập chỉ có từ lương + thưởng (đa phần là các cầu thủ trẻ mới được đôn lên hoặc cầu thủ đã sắp hết thời quần đùi áo số). HLV cũng vậy, nếu là hàng “hót” thì ngoài lương tháng chí ít mỗi năm họ có thêm khoản phí lót tay vài trăm triệu đồng.

Ngồi vào “ghế nóng”, ngay lập tức bầu Đệ phải đối mặt với những vấn đề không dễ giải quyết một sớm một chiều. Là một doanh nhân thành đạt, ông hiểu rất rõ giá trị của đồng tiền, hiểu rõ giá trị mà sự quản lý tốt tài chính, quản lý tốt nhân sự mang lại nhưng để tránh xáo trộn thêm, ông giữ nguyên mọi chế độ cho cầu thủ, BHLnhưthời kỳ trước. Vận động viên ở trung tâm đào tạo bóng đá trẻ vẫn nhận được sự quan tâm, ưu ái cần thiết. Hiện nay trung tâm có 120 vận động viên ở các lứa tuổi U13, U15, U17, U19 (vận động viên U21 nằm trong lớp lứa U19 hoặc được đôn lên đội 1 nếu thi đấu tốt), số HLV cho các đội từ U13-U19 và nhân viên phục vụ tổng cộng có 18 người. Định xuất ăn hàng ngày (bao gồm cả ăn sáng) của mỗi vận động viênU13 đến U15 là 80 nghìn đồng/ngày, của mỗi vận động viên U17-U19, HLV, nhân viên phục vụ là 100 nghìn đồng/ngày. Trung tâm có xe đưa đón các vận động viên đi học văn hóa. Nếu không tham gia dự giải đấu nào thì bình quân một tháng chi phí cho trung tâm đào tạo bóng đá trẻ Thanh Hóa cũng ngốn hết tiền tỷ. Bầu Đệ đặc biệt chú trọng công tác đào tạo trẻ, chủ trương của ông là sử dụng nguồn nhân lực do chính mình đào tạo được. Ông thường nói: “Xứ Thanh là cái nôi sản sinh ra những tài năng bóng đá, chúng ta phải phát huy và tận dụng thế mạnh của mình”.

Xét về mọi mặt tính đến thời điểm hiện tại, sự trở lại của bầu Đệ với sứ mệnh giải cứu bóng đá xứ Thanh đã thành công. Bằng bản lĩnh, sự tự tin vào năng lực, tiềm lực của mình, bầu Đệ thêm một lần chứng tỏ ông là vị thuyền trưởng luôn vững vàng trước phong ba, sóng cả.

Nguyễn Văn Tài


Nguyễn Văn Tài

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!