(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) 90 phút thư hùng giữa tuyển Anh và “những chú gấu Nga” diễn ra khi cả 2 đội chia nhau điểm (hòa 1-1) không chỉ thu hút người hâm mộ bởi đây là 2 đội bóng mạnh nhất bảng B, Euro 2016 mà còn bởi yếu tố: trên băng ghế chỉ đạo của đội bóng xứ bạch dương là ông Leonid Slutsky - người đang làm nhiệm vụ theo diện “từ thiện” - không nhận bất cứ khoản thù lao nào từ Liên đoàn Bóng đá nước Nga.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Vị trí HLV trưởng đội tuyển quốc gia: Khi “tiền” không phải tất cả!

(VH&ĐS) 90 phút thư hùng giữa tuyển Anh và “những chú gấu Nga” diễn ra khi cả 2 đội chia nhau điểm (hòa 1-1) không chỉ thu hút người hâm mộ bởi đây là 2 đội bóng mạnh nhất bảng B, Euro 2016 mà còn bởi yếu tố: trên băng ghế chỉ đạo của đội bóng xứ bạch dương là ông Leonid Slutsky - người đang làm nhiệm vụ theo diện “từ thiện” - không nhận bất cứ khoản thù lao nào từ Liên đoàn Bóng đá nước Nga.

Câu chuyện bắt đầu từ mối lương duyên “nửa đường đứt gánh” giữa Liên đoàn Bóng đá Nga với chiến lược gia tên tuổi lừng lẫy Fabio Capello. Lúc bấy giờ, “gấu Nga” có chuỗi thành tích vô cùng bết bát: chỉ thắng được 2/10 trận chính thức, đứng thứ 2 ở bảng G vòng loại Euro 2016.

Tuy nhiên, “cơn ác mộng” mang tên Capello chưa dừng lại ở đấy vì lãnh đạo Liên đoàn bóng đá nước này từng chi khoản thù lao lên tới 11 triệu USD/năm để chiêu mộ nhà cầm quân người Ý cùng số tiền đền bù khá lớn nếu muốn phá hợp đồng trước thời hạn. “Cạn kiệt” là từ mà những tín đồ túc cầu giáo nước Nga dùng để nói về ngân sách của Liên đoàn lúc thương vụ Capello đổ bể.

Giữa lúc bóng đá Nga “rối như canh hẹ” cùng những thách thức rất lớn trên lộ trình tìm kiếm tấm vé tới Pháp mùa hè 2016 thì Leonid Slutsky (đang thuộc biên chế Câu lạc bộ Bóng đá CSKA Moscow) rụt rè đề nghị tiếp quản chiếc ghế của người tiền nhiệm theo diện “không hưởng lương” - chỉ nhận thù lao từ CLB chủ quản.

Nếu so sánh với công việc hoàn toàn mang tính “từ thiện” ở Liên đoàn Bóng đá Nga thì chiếc ghế huấn luyện viên (HLV) trưởng đội tuyển Việt Nam quả thực là “màu mỡ”, đáng mơ ước.

Không màu mỡ sao khi Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) từng “rao giá” 200 triệu đồng/tháng cho bất kỳ HLV nội nào chấp nhận tiếp quản chiếc ghế “nóng”! Chưa hết, cộng tác với VFF luôn được hứa hẹn về những bản hợp đồng thuộc loại trung hạn - lên tới vài ba năm. Ngạc nhiên thay là chủ trương “nội địa hóa” HLV trưởng của VFF luôn phải chịu sự bất hợp tác từ các nhà cầm quân trong nước.

Nguyễn Hữu Thắng - HLV đội tuyển quốc gia Việt Nam kể từ tháng 3-2016.

Chúng ta đều biết sách lược dùng HLV nội từng được Thường vụ VFF “phê chuẩn” cách đây 4 năm, sau khi ông thầy người Đức Goetz rời “ghế nóng” vì không đáp ứng được kỳ vọng của Liên đoàn. Lần lượt Lê Huỳnh Đức, Nguyễn Hữu Thắng, Phan Thanh Hùng, Mai Đức Chung… đã được VFF “đánh tiếng”, mời lên tuyển. Và đáp lại những lần “cầu hiền” của VFF vẫn là những cái lắc đầu.

Tuy nhiên, sẽ là vội vã nếu quy kết các HLV nội của ta thiếu trách nhiệm khi đội tuyển quốc gia “hữu sự”. Trong lịch sử, không thiếu ông thầy nội sẵn sàng chia sẻ gánh nặng dẫn dắt đội tuyển quốc gia với VFF như Phan Thanh Hùng, Hoàng Văn Phúc và mới đây là cựu HLV trưởng Sông Lam Nghệ An - Nguyễn Hữu Thắng. Ấy thế nhưng, cả Phan Thanh Hùng lẫn Hoàng Văn Phúc sau một thời gian ngắn cộng tác với VFF đều ngán ngẩm: Nếu Liên đoàn vẫn giữ cách làm việc như hiện tại thì sẽ chẳng có ai dám xông vào lửa chữa cháy!

Người ta đã bàn nhiều về cách làm việc thiếu nhân văn như “vắt chanh bỏ vỏ”, “đi tìm hình nhân thế mạng”… của các quan chức bóng đá nước nhà mà điển hình là “truyền thống” đẩy HLV trưởng ra làm “bia đỡ đạn” mỗi khi đội nhà thất bại.

Chẳng nói đâu xa, trước khi Nguyễn Hữu Thắng chính thức dẫn dắt đội tuyển bóng đá nước nhà, câu chuyện “trảm tướng” với những tình tiết “muôn năm cũ”: HLV trưởng là người phải chịu toàn bộ trách nhiệm trong thất bại của đội nhà, còn với VFF, đương nhiên không có ai phải từ chức… đã được Liên đoàn dựng lên một cách khá hoàn hảo.

Không còn nghi ngờ gì nữa, vị trí HLV trưởng đội tuyển bóng đá quốc gia không thể đong đếm bằng những gì quy ra… thóc. Cũng chính vì “tiền không phải tất cả” mà HLV đội tuyển Nga Slutsky chấp nhận làm “không công” và hàng loạt nhà cầm quân ở Việt Nam tỏ ra thiếu mặn mà dù được hứa hẹn mức lương lên đến 200 triệu/tháng.

Vậy nguyên nhân nào dẫn đến sự khác biệt này? Hỏi, tức là đã trả lời!

Thanh Hà



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]