Đại hội thể thao Đông Nam Á lần thứ 31 (SEA Games 31) sẽ diễn ra từ ngày 21/11 - 02/12/2021 tại Hà Nội và một số thành phố và tỉnh lân cận, với sự tham gia của khoảng 10.000 người.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Đưa hơn 20 môn thể thao vào chương trình thi đấu SEA Games 31

Đại hội thể thao Đông Nam Á lần thứ 31 (SEA Games 31) sẽ diễn ra từ ngày 21/11 - 02/12/2021 tại Hà Nội và một số thành phố và tỉnh lân cận, với sự tham gia của khoảng 10.000 người.

Sau 2 ngày (21 - 22/7) làm việc nghiêm túc và khẩn trương, Hội nghị trực tuyến Liên đoàn Thể thao Đông Nam Á lần thứ Nhất năm 2020 đã kết thúc thành công.

Họp báo thông tin về Hội nghị. (Ảnh: K.T)

Hội nghị đã thống nhất, Đại hội thể thao Đông Nam Á lần thứ 31 (SEA Games 31) sẽ diễn ra từ ngày 21/11 - 02/12/2021, tại Hà Nội và một số thành phố và tỉnh lân cận như: Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Hòa Bình, Vĩnh Phúc và Bắc Giang với sự tham gia của khoảng 10.000 người.

Khu Liên hợp thể thao Quốc gia Mỹ Đình là nơi diễn ra các buổi lễ quan trọng của Đại hội gồm Lễ Khai mạc (21/11), lễ Bế mạc (02/12) và hầu hết các môn thể thao Olympic trong chương trình thi đấu.

Tại Hội nghị, đại diện các quốc gia đã đưa ra những ý kiến đề xuất đưa hơn 20 môn thể thao vào chương trình thi đấu. Nước chủ nhà Việt Nam sẽ đệ trình lên Hội đồng điều hành Liên đoàn thể thao Đông Nam Á(SEAGF) và có câu trả lời trong thời gian sớm nhất.

Đối với các môn thể thao mới do một số quốc gia đề xuất đưa vào Hiến chương, cần có sự tham khảo ý kiến từ các chuyên gia, sau đó mới đưa ra thảo luận để cân nhắc. Đây cần phải là những môn được ưa chuộng, có phong trào tập luyện và phát triển, được thế hệ trẻ ưa thích, hơn thế nữa cũng cần phù hợp với hạ tầng cơ sở của các quốc gia khu vực, tránh tạo gánh nặng cho một số quốc gia vì phát triển môn thê thao đó lại phải tập trung đầu tư cơ sở vật chất. Bên cạnh đó, cần cân nhắc kỹ lưỡng đề danh sách các môn thể thao không bị dài thêm theo mỗi kỳ SEA Games.

Tại phiên làm việc của Ban Thể thao và Luật sáng 21/7, Việt Nam đã đề xuất đưa môn Võ cổ truyền (Traditional Martial Art) - môn võ có bề dày lịch sử lâu đời vào danh mục nhóm 3 các môn thể thao của khu vực tại Hiến chương Liên đoàn Thể thao Đông Nam Á.

Cũng tại buổi làm việc, Ban Thể thao và Luật nước chủ nhà đã công bố những thông tin liên quan tới công tác chuẩn bị như công bố thời gian diễn ra Đại hội, lễ Khai mạc, Bế mạc, các địa điểm phụ cận đăng cai một số môn thể thao của Đại hội. Ngoài ra, Việt Nam cũng khẳng định số lượng môn thi đấu được công bố gồm 2 môn hạng 1, 29 môn hạng 2 và 5 môn hạng 3 đều được đưa ra sau khi có sự cân nhắc, thảo luận từ phía Ủy ban Olympic Việt Nam, Ban Tổ chức và các Liên đoàn thể thao quốc gia liên quan. Việc lựa chọn các môn thể thao cũng tuân thủ Hiến chương của Liên đoàn thể thao Đông Nam Á.

Tại phiên làm việc của Ban Y tế chiều 21/7, nước chủ nhà SEA Games 30 Philippines đã báo cáo nhanh về công tác y tế và doping. Theo đó, công tác y tế và doping của SEA Games 30 tại 44 địa điểm thi đấu và 8 địa điểm không thi đấu trong suốt 12 ngày diễn ra Đại hội được tiến hành thông suốt, nhận được đánh giá cao từ các quốc gia tham dự. Nước chủ nhà đã tiến hành xử lý cho hơn 800 trường hợp cần tới sự hỗ trợ của y tế và không có trường hợp nào nghiêm trọng tới tính mạng.

Bên cạnh y tế, nước chủ nhà SEA Games 30 cũng chia sẻ về kinh nghiệm trong triển khai, thực hiện công tác kiểm tra doping,các yêu cầu kiểm tra doping, địa điểm kiểm tra doping, trình tự kiểm tra, thủ tục triển khai, thực hiện và hoàn tất báo cáo về vấn đề này.

Tại phiên làm việc, Ban Y tế chủ nhà SEA Games 31 Việt Nam nhấn mạnh nghĩa vụ và trách nhiệm của Ủy ban Y tế tại Đại hội là cung cấp các dịch vụ y tế cần thiết, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, quản lý dịch bệnh, đảm bảo sức khỏe cho người xem, công chúng, tập huấn các tình nguyện viên y tế. Bên cạnh đó, khẳng định các kinh nghiệm của Philippines sẽ là những bài học quý báu cho công tác y tế và doping của Việt Nam tại SEA Games 31.

Tại phiên họp Ủy ban Phụ nữ và Thể thao diễn ra trong chiều 21/7, các đại biểu đã thông qua các nội dung của Phiên họp được tổ chức trước đó tại Philippines. Trong đó nhấn mạnh một trong những nội dung Chương trình nghị sự 2020 của Ủy ban Olympic quốc tế hướng tới là thúc đẩy vai trò của phụ nữ trong thể thao. Để làm được điều này thì vai trò của các Ủy ban Olympic quốc gia trong việc tạo điều kiện cho phụ nữ tham gia nhiều hơn cũng như nắm quyền nhiều hơn trong thể thao là vô cùng quan trọng. Mục tiêu đặt ra là phụ nữ phải chiếm tới 40% lượng người tham gia các giải thể thao cũng như trong các sự kiện truyền thông cho thể thao.

Đại diện Ban Phụ nữ và Thể thao các quốc gia dự họp cũng chia sẻ các hoạt động của phụ nữ thể thao tại mỗi quốc gia. Theo đó, hầu hết các hoạt động trong những tháng đầu năm đều chịu ảnh hưởng bởi COVID-19, tuy nhiên, một số hoạt động được tổ chức theo hình thức trực tuyến đều phát huy hiệu quả tối đa thể hiện ở số lượng người tham gia là phụ nữ rất lớn.

Các hoạt động trực tuyến được tổ chức bao gồm hướng dẫn tập luyện thể dục, thể thao, thi đấu thể thao trực tuyến, hoặc tổ chức hội thảo trực tuyến giữa các trẻ em gái tại các trường học với các vận động viên nữ nhằm trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm cũng như truyền “lửa” giúp các em yêu thích thể thao hơn, thực hiện các khảo sát về vai trò của thể thao đối với nữ giới.

Ban Phụ nữ và Thể thao Việt Nam bên cạnh việc thông tin về công tác chuẩn bị cho SEA Games 31 cũng chia sẻ về các hoạt động đã được triển khai trong lĩnh vực phụ nữ với thể thao tại quốc gia mình. Cũng theo Ban Phụ nữ và thể thao nước chủ nhà, trong 450 nội dung của 36 môn thể thao của SEA Games 31 có tới 200 nội dung dành cho nữ, chiếm 44,1%. Ban Phụ nữ và Thể thao Việt Nam cũng đưa ra hai đề xuất, ba ý tưởng nhằm nâng cao hơn nữa vai trò của phụ nữ trong thế thao.

Ban Phụ nữ và Thể thao nước chủ nhà SEA Games 31 không chỉ có một bài thuyết trình ấn tượng mà còn đưa ra những ý tưởng được các thành viên dự họp đánh giá cao đó là phối hợp với Tổ chức Y tế thế giới triển khai thực hiện một SEA Games không khói thuốc và không sử dụng túi nhựa dùng một lần.

Phiên họp Văn phòng SEAGF sáng 22/7 đã thông qua năm nội dung thảo luận và đều nhận được sự đồng thuận của đại diện Ủy ban Olympic quốc gia khu vực Đông Nam Á gồm: Biên bản Hội nghị diễn ra vào tháng 11 tại Philippines; các Báo cáo của Văn phòng SEAGF tại Thái Lan; Báo cáo của các Ban Thể thao và Luật, Ban Y tế và Ban Phụ nữ và Thể thao; những nội dung bổ sung, sửa đổi Điều lệ của SEAGF; số lượng các môn trong chương trình thi đấu của Đại hội mà nước chủ nhà SEA Games 31 đề xuất.

Phiên họp Ban điều hành SEAGF chiều 22/7 được tổ chức nhằm đánh giá tình hình hoạt động của Liên đoàn thể thao Đông Nam Á cũng như công tác chuẩn bị của nước chủ nhà Việt Nam cho SEA Games 31.

Phiên họp Ban điều hành SEAGF cũng đề cập thông tin liên quan tới nước chủ nhà của các kỳ SEA Games tiếp theo. Theo đó, SEA Games 32 sẽ diễn ra tại Campuchia và SEA Games 33 sẽ diễn ra tại Thái Lan.

Các thành viên Hội đồng Thể thao Đông Nam Á cũng thảo luận về một số nội dung sửa đổi trong Luật và Hiến chương của Hội đồng, vai trò của Văn phòng Hội đồng (hiện đặt tại Thái Lan) và một số vấn đề khác liên quan tới hoạt động của Hội đồng. Một số nội dung sẽ tiếp tục được thảo luận tại kỳ họp lần 2 của Hội đồng Thể thao Đông Nam Á trong nhiệm kỳ Việt Nam làm Chủ tịch, dự kiến tổ chức vào tháng 11/2020.

Theo dangcongsan.vn


Theo dangcongsan.vn

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]