(vhds.baothanhhoa.vn) - Sự thua thiệt, luôn phải chịu cảnh “ghẻ lạnh” của đội tuyển bóng đá nữ có đã được cải thiện đáng kể sau tấm HCV mà thầy trò huấn luyện viên (HLV) Mai Đức Chung giành được tại SEA Games 30 bởi theo một thống kê chưa đầy đủ, tổng số tiền thưởng của Huỳnh Như, Tuyết Dung và đồng đội được công khai ở mức 22 tỷ đồng.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hậu SEA Games 30: Sau Huy chương Vàng sẽ “nóng” chuyện… chia tiền?

Sự thua thiệt, luôn phải chịu cảnh “ghẻ lạnh” của đội tuyển bóng đá nữ có đã được cải thiện đáng kể sau tấm HCV mà thầy trò huấn luyện viên (HLV) Mai Đức Chung giành được tại SEA Games 30 bởi theo một thống kê chưa đầy đủ, tổng số tiền thưởng của Huỳnh Như, Tuyết Dung và đồng đội được công khai ở mức 22 tỷ đồng.

Mừng cho “những cô gái đá bóng” vì đây là cơ hội hiếm hoi để họ... thoát nghèo nhưng cũng cần nhắc lại thực tế: Hơn một lần hậu trường đội tuyển bóng đá nữ đã rất “ồn ào” bởi chuyện... chia thưởng không sòng phẳng, thiếu công bằng.

Đó chính là những chuyển động tại SEA Games 2013. Với ngôi vị Á quân, tổng mức thưởng cho thầy trò cựu HLV Trần Vân Phát lúc ấy khoảng 2,7 tỷ đồng và được thống nhất chia thành 4 mức.

Mọi chuyện sẽ chẳng có gì để bàn tán nếu Trưởng đoàn Bóng đá nữ năm ấy - ông Phan Anh Tú - không khẳng định: Thành tích của bóng đá nữ Việt Nam gắn liền với tên tuổi của trưởng đoàn nên ông xứng đáng được... chia tiền. Đáng nói hơn, ông Tú tự xếp mình thuộc... nhóm B, tiền được chia tương đương với cầu thủ dự bị thứ nhất.

Quan điểm của ông Tú được VFF “ủng hộ cả 2 tay” bởi theo Liên đoàn, vai trò của một Trưởng đoàn bóng đá rất nặng nề, vừa phải lo đối nội, vừa phải lo đối ngoại. Song lại có ý kiến phủ nhận, cho rằng đóng góp của ông Phan Anh Tú vào tấm HCB bóng đá nữ là không nhiều, nếu vẫn muốn “có phần” thì ông Tú nên chừng mực: Nhận ở nhóm D sẽ hợp lý hơn.

Ở một chuyển động khác, hơn một năm trước, sau thành công của đội bóng đá U23 Việt Nam, trước câu hỏi về chia thưởng của báo giới, Trưởng đoàn lúc đó là ông Dương Vũ Lâm đã thẳng thắn nhìn nhận: Bản thân ông và các vị trí khác như Giám đốc Kỹ thuật, cán bộ truyền thông không thuộc đối tượng được chia thưởng. Như thế để thấy rằng, không hề có cái gọi là “thông lệ” hay “điều luật ngầm” nào khẳng định: Cứ là Trưởng đoàn thì sẽ... có phần!

Trở lại câu chuyện của đội tuyển bóng đá nữ quốc gia sau SEA Games 30, trong danh sách các “Mạnh Thường Quân”, mức thưởng tiền mặt cao nhất thuộc về Trưởng ban Bóng đá nữ Liên đoàn Bóng đá Việt Nam Phạm Thanh Hùng: 3,5 tỷ đồng, tiếp đó là Liên đoàn (2,5 tỷ đồng), rồi đến ông bầu Đỗ Quang Hiển (2 tỷ đồng)...; Bộ VH,TT&DL cũng thưởng đội tuyển nữ số tiền 1 tỷ đồng. Tính trung bình, mỗi người sẽ nhận được khoảng 700 triệu đồng (tính cả cầu thủ, Ban huấn luyện và các vị trí khác) - một con số không hề nhỏ.

Cách chia số tiền “không nhỏ” ấy sao cho sòng phẳng, công bằng là cả một câu chuyện “lớn”. Bởi việc chia tiền thưởng (sau mỗi giải đấu thành công) thật minh bạch, khách quan là một thử thách không dễ vượt qua đối với những người có trách nhiệm!

Thanh Hà


Thanh Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]