(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Như chúng ta đã biết, sau khoảng nửa tháng tranh tài cùng 5.000 VĐV đến từ 45 quốc gia và vùng lãnh thổ châu Á, đoàn Thể thao Việt Nam đã tạo nên một “cơn chấn địa” thực sự khi áp đảo “phần còn lại” bằng thành tích… tương đương vị trí nhất toàn đoàn. Tuy nhiên, đằng sau cú đột phá mang tên thành tích đó, vẫn còn không ít điều đáng để băn khoăn, suy ngẫm.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phía sau hào quang ABG5: Vẫn tư duy “hội làng”

(VH&ĐS) Như chúng ta đã biết, sau khoảng nửa tháng tranh tài cùng 5.000 VĐV đến từ 45 quốc gia và vùng lãnh thổ châu Á, đoàn Thể thao Việt Nam đã tạo nên một “cơn chấn địa” thực sự khi áp đảo “phần còn lại” bằng thành tích… tương đương vị trí nhất toàn đoàn. Tuy nhiên, đằng sau cú đột phá mang tên thành tích đó, vẫn còn không ít điều đáng để băn khoăn, suy ngẫm.

Khi các nhà tổ chức quyết định đưa Vovinam vào danh sách các môn thi đấu chính thức tại Đại hội Thể thao bãi biển châu Á lần thứ 5 (ABG5), nhiều người đã dự báo về một “cơn mưa vàng” ở nội dung này và không phụ lòng mong mỏi của người hâm mộ, các VĐV của chúng ta đã hoàn toàn thống trị sàn Vovinam với thành tích cao nhất: 3 HCV, 2 HCB, 4 HCĐ.

Bên cạnh Vovinam là Pencak Silat - bộ môn đã mang về thành tích “kỷ lục”: 9 HCV, 4 HCB, 2 HCĐ. Rõ ràng, 2 nội dung này có ý nghĩa như những “bảo bối” giúp Thể thao Việt Nam đoạt tới 52 HCV, 44 HCB và 43 HCĐ tại một sân chơi mà 4 lần “làm khách” trước đấy, chúng ta chưa từng giành quá 8 HCV.

Tuy nhiên, nếu biết rõ nguồn gốc của Vovinam, chúng tôi tin là người hâm mộ sẽ không quá vui mừng. Vovinam (Việt võ đạo) được một võ sư người Việt sáng tạo dựa trên “hồn cốt” của… vật Việt Nam cổ truyền, cách ngày nay chừng 8 thập kỷ. Với các yếu tố “nguồn cội”, “tổ sư”… hoàn toàn “thuần Việt” nên trong một chừng mực nào đó, có thể xem Vovinam là “quốc võ” của người Việt Nam. Mặc dù Vovinam đã được truyền bá đến nhiều quốc gia trên thế giới song số người theo đuổi không nhiều và chúng ta đương nhiên luôn là “cường quốc” về Vovinam tại các Đại hội thể thao khu vực cũng như châu lục.

ABG thu hút lượng lớn khán giả đến xem. (Ảnh: Trần Khánh)

Với Pencak Silat, chuyển động của nó cũng đáng nói không kém bởi tại kỳ Đại hội trước (ABG4), Pencak Silat không được đưa vào danh sách nhưng ở ABG5, với vị thế chủ nhà và là một trong không nhiều quốc gia giàu thành tích hàng đầu khu vực, Pencak Silat nghiễm nhiên trở thành môn thi đấu chính thức.

Ngoài 2 nội dung trên, tại ABG5, Việt Nam còn trình làng không ít “đặc sản” khác như đá cầu, võ cổ truyền… - những môn thi vốn xa lạ với nhiều đối thủ bởi họ mới chỉ tiếp cận bước đầu và chưa đầu tư nhiều về thời gian, công sức. Thậm chí nhiều quốc gia đốt đuốc đi tìm cũng không có vận động viên đua tranh môn Vovinam với nước chủ nhà.

Những toan tính của Ban tổ chức về việc lựa chọn, sắp đặt nội dung thi đấu tại ABG5 khiến người hâm mộ không thể không liên tưởng tới việc Malaysia “bỗng dưng” đưa Chinlone - hoạt động “tâng bóng biểu diễn” vốn là “của riêng” nhưng được người Mã khoác cho 2 chữ “thể thao” và đưa vào SEA Games 27. Tương tự như vậy, tại kỳ SEA Game 26 được tổ chức trên đất Indonesia, xứ “Vạn đảo”, đã khiến cả làng sửng sốt khi công khai những nội dung thuộc diện “hàng hiếm” như đánh bài (Bridge), dù lượn, bịt mắt chơi cờ, trèo tường, trượt pa-tin…

Quả thực, với những gì đã diễn ra và được so sánh, sẽ không có gì quá lời nếu cho rằng, dẫu đã đứng vị thế chủ nhà của một kỳ Đại hội Thể thao mang tầm vóc châu lục thì chúng ta vẫn chưa thoát khỏi tư duy “cờ đến tay ai người ấy phất” tưởng chỉ có ở SEA Games - sân chơi mang tính “hội làng”. Đem tư duy ấy vào công tác tổ chức, điều hành ABG5 nếu xét yếu tố thành tích thì đúng là Thể thao Việt Nam đã “thắng lớn” nhưng việc chúng ta “thắng dễ”, đặc biệt quá nhiều “chiến thắng” đến từ những môn chỉ “mình ta biết riêng mình và mình ta biết riêng ta” thì rất khó để phủ nhận thực tế: Không phải tấm huy chương nào cũng giá trị, thậm chí ngôi nhất toàn đoàn không phản ánh đúng thực tế mặt bằng và đỉnh của một nền thể thao.

Đúng là chúng ta đã có nhiều lợi thế trong cuộc chạy đua thành tích chung cuộc nhưng tận dụng ưu thế chủ nhà để “tận thu” huy chương bằng cách đưa vào những môn thi không theo chuẩn mực quốc tế thì rất khó để nhận được sự đồng tình ủng hộ của những người yêu mến sự trung thực, cao thượng - vốn là hồn cốt thể thao.

Thanh Hà



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]