Không hẹn mà gặp, những chiến tích vang dội nhất của bóng đá Việt Nam ở đấu trường châu lục trong hơn 10 năm trở lại đây đều gắn với các đội bóng Tây Á, từ vòng loại Olympic Bắc Kinh 2008, Asian Cup 2007 và mới nhất là VCK U23 châu Á năm 2018.

Tin liên quan

Đọc nhiều

VCK Asian Cup 2019: Thầy trò HLV Park lại chờ cái duyên Tây Á!

Không hẹn mà gặp, những chiến tích vang dội nhất của bóng đá Việt Nam ở đấu trường châu lục trong hơn 10 năm trở lại đây đều gắn với các đội bóng Tây Á, từ vòng loại Olympic Bắc Kinh 2008, Asian Cup 2007 và mới nhất là VCK U23 châu Á năm 2018.

Vì thế, chứng kiến đội tuyển Việt Nam rơi vào bảng đấu với sự hiện diện của Iran, Iraq và Yemen tại VCK Asian Cup 2019 thì một bộ phận không nhỏ người hâm mộ không những không cảm thấy lo lắng mà ngược lại còn khấp khởi hy vọng, biết đâu cái duyên với bóng đá Tây Á sẽ giúp chúng ta một lần nữa làm nên chuyện kỳ diệu ở sân chơi danh giá nhất châu lục.

Kết quả bốc thăm.

Ở Asian Cup 2007, đội tuyển Việt Nam đã đoạt vé vào tứ kết nhờ 4 điểm có được sau 2 trận đấu với đội tuyển UAE và đội tuyển Qatar, còn tại vòng loại Olympic Bắc Kinh năm 2008, đội tuyển Olympic Việt Nam từng vào tới vòng loại thứ 3 sau khi vượt qua các đối thủ Tây Á ở vòng loại thứ 2.

Hay tại Asian Games năm 2010, đội tuyển Olympic Việt Nam dưới sự dẫn dắt của HLV Phan Thanh Hùng đã đánh bại Olympic Bahrain để góp mặt ở vòng loại trực tiếp. 4 năm sau đó, tới lượt Olympic Việt Nam của HLV Toshiya Miura quật ngã cả Olympic Iran cũng như Olympic Kyrgyzstan để góp mặt ở vòng 16 đội.

Và gần nhất là VCK U23 châu Á năm 2018, khi hành trình vào tới trận chung kết của U23 Việt Nam in đậm dấu ấn của 3 đội bóng Tây Á là Syria (vòng bảng), Iraq (tứ kết) và Qatar (bán kết).

Dông dài như thế để thấy bóng đá Việt Nam thực sự rất có duyên với các đối thủ Tây Á, và nếu nhìn nhận từ góc độ chuyên môn thì cái duyên này hoàn toàn là có cơ sở.

Trả lời phỏng vấn Thethaovanhoa.vn tại Thường Châu sau khi U23 Việt Nam đánh bại U23 Qatar ở trận bán kết, trưởng đoàn U23 Việt Nam Dương Vũ Lâm tiết lộ rằng BHL U23 Việt Nam nhận thấy U23 Qatar chơi bóng theo phong cách phóng khoáng, không bắt người chặt trên toàn mặt sân mà để đối phương có khoảng trống xử lý bóng.

Nhờ thế U23 Việt Nam đã có cơ hội lội ngược dòng để đánh bại U23 Qatar sau 2 lần bị vượt lên dẫn trước, và không chỉ có Qatar mà hầu hết các đội bóng Tây Á đều có phong cách chơi bóng như vậy.

Tức là họ có thể vượt trội về thể hình cũng như thể lực, nhưng nếu xét về lối chơi thì khả năng tổ chức của các đội bóng Tây Á kém hơn so với những đối thủ Đông Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, hoặc Trung Á như Uzbekistan. Vì thế, các ĐTQG Việt Nam khi gặp đối thủ Tây Á đều dễ đá hơn so với đối thủ đến từ Đông Á hoặc Trung Á.

Xét theo bề dày thành tích thì Iran và Iraq là 2 ứng viên sáng giá nhất cho 2 vé vào thẳng vòng sau của bảng D tại VCK Asian Cup 2019, nhưng với thể thức thi đấu cho phép 4 đội đứng thứ 3 có thành tích tốt nhất vượt qua vòng bảng, đội tuyển Việt Nam hoàn toàn có quyền nghĩ tới chuyện tranh chấp với Yemen để góp mặt ở vòng loại trực tiếp.

Trong số 3 đối thủ ở bảng D, chỉ có Iraq là đội bóng mà chúng ta đã có nhiều lần chạm trán ở cấp độ ĐTQG với kết quả thua 2 hoà 1 trong 10 năm qua, còn Iran và Yemen là 2 đội bóng mà chúng ta chưa từng đọ sức ở cấp độ ĐTQG, nhưng ai cũng biết Iran đã vượt qua đẳng cấp châu lục từ lâu, nên chỉ có Yemen là đối thủ cạnh tranh vừa sức nhất với chúng ta.

Tuy nhiên, lý thuyết chỉ là lý thuyết, và sau những gì U23 Việt Nam đã làm được ở VCK U23 châu Á năm 2018 thì chúng ta hoàn toàn có quyền hy vọng vào một bất ngờ nữa được thầy trò HLV Park Hang Seo tạo nên ở sân chơi châu lục, khi chúng ta được nằm cùng bảng đấu với các đội bóng Tây Á.

Theo thethaovanhoa.vn


Theo thethaovanhoa.vn

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]