(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) ‘Không có gì quý hơn độc lập tự do’ không chỉ là lý tưởng mà còn là lẽ sống, là học thuyết cách mạng của Hồ Chí Minh. Đó là nguồn sức mạnh và biểu tượng sáng ngời của cách mạng Việt Nam cùng nhân loại tiến bộ trên thế giới.

Tin liên quan

Đọc nhiều

‘Không có gì quý hơn độc lập, tự do’ - Động lực của cách mạng Việt Nam và chân lý thời đại

(VH&ĐS) ‘Không có gì quý hơn độc lập tự do’ không chỉ là lý tưởng mà còn là lẽ sống, là học thuyết cách mạng của Hồ Chí Minh. Đó là nguồn sức mạnh và biểu tượng sáng ngời của cách mạng Việt Nam cùng nhân loại tiến bộ trên thế giới.

Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh Nước CHXHCN Việt Nam 2-9-2015. (Ảnh: Tư liệu)

Ngày 28/1/1941, sau 30 năm ở nước ngoài tìm đường cứu nước, cứu dân và chỉ đạo cách mạng trong nước, Nguyễn Ái Quốc đã về đến Tổ quốc. Từ đây, chỉ sau một thời gian ngắn gấp rút chuẩn bị, từ ngày 10 đến ngày 19/5/1941, tại Lán Khuổi Nặm, Người đã chủ trì Hội nghị Trung ương lần thứ 8, chỉ đạo chuyển hướng chiến lược cách mạng Việt Nam, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp, đặt vấn đề giải phóng dân tộc lên trước. Tại đây, Người đã chỉ đạo thành lập Mặt trận Việt Minh - một trong những nhân tố cơ bản quyết định thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945.

Ngay sau đó, ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, thủ đô Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt quốc dân đồng bào đọc BảnTuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa(nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam).

Bản Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam, do Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp soạn thảo, là một văn kiện lịch sử, chính trị, pháp lý quan trọng đầu tiên khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Không những là sự đúc kết những văn kiện pháp lý mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết trước đó, như bản “Yêu sách của nhân dân An Nam (1919)”, “Bản án chế độ thực dân Pháp (1925)”, “Đây “công lý” của thực dân Pháp ở Đông Dương”,... mà còn là sự kế thừa và phát triển những giá trị pháp lý đã được ghi nhận trong các bản tuyên ngôn nổi tiếng trong lịch sử nhân loại.

Kết thúc bản Tuyên ngôn Độc lập, dân tộc Việt Nam trịnh trọng tuyên bố với thế giới: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”(1). Đó còn chính là “lời thề giữ nước” - lời thề quyết giữ chính quyền cách mạng, bảo vệ độc lập, tự do của đất nước. Lời khẳng định đanh thép, thể hiện ý chí quyết tâm của toàn dân tộc, sẵn sàng chấp nhận những hy sinh, những mất mát để bảo vệ thành quả quý giá, lớn lao nhất: Quyền độc lập, tự do, quyền tồn tại của một quốc gia, dân tộc độc lập.

Từ thực tiễn các cuộc cách mạng, trong Hồi ký “Những năm tháng không thể nào quên”, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã viết: “Bản án chế độ thực dân Pháp” đã có từ 30 năm trước đây. Nhưng hôm nay mới chính là ngày chế độ thực dân Pháp bị đưa ra cho toàn dân Việt Nam công khai xét xử. Lịch sử đã sang trang. Một kỷ nguyên mới đã bắt đầu: Kỷ nguyên Độc lập, Tự do, Hạnh phúc... cả dân tộc hồi sinh”(2).

Lịch sử và nhân chứng đã khẳng định rằng: Hồ Chí Minh luôn luôn giương cao ngọn cờ đấu tranh vì độc lập tự do, thống nhất cho dân tộc Việt Nam và các dân tộc khác trên thế giới. Người còn là hiện thân của khát vọng hòa bình chân chính: hòa bình cho dân tộc Việt Nam, hòa bình cho nhân loại, hòa bình cho hợp tác thân thiện giữa Việt Nam với các nước trên thế giới nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi và tôn trọng chủ quyền quốc gia của mỗi nước. Khát vọng này của Người chẳng những thể hiện rõ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954), mà còn thể hiện nổi bật trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước kéo dài hơn 20 năm của dân tộc Việt Nam (1954 - 1975). Đặc biệt, trong công cuộc đổi mới, khát vọng “Không có gì quý hơn độc lập tự do” là động lực to lớn cổ vũ toàn dân tộc, đồng tâm nhất trí, triệu người như một, năng động, sáng tạo, tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, phát triển đất nước nhanh, bền vững, quyết tâm thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược là “Xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”, vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Bản Tuyên ngôn có ba nội dung cơ bản hướng đến cái đích cuối cùng, đó là: Độc lập - Tự do - Hạnh phúc cho cả dân tộc và riêng cho từng người và cả nhân loại yêu chuộng hòa bình trước đây, hôm nay, ngày mai và mãi mãi mai sau. Đất nước hơn 70 năm đổi thịt, thay da, mùa thu cách mạng đã và đang nâng đôi cánh đường dài cùng Đảng và nhân dân ta vượt qua mọi bão táp phong ba, chung tay xây dựng cơ đồ mới xán lạn tương lai.

Nguyễn Văn Thanh

(1) Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4, Nxb CTQG, HN. 2002, tr 9 - tr 12.

(2) Trích Tổng tập hồi ký của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Nxb Quân đội Nhân dân, 2006.



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]