(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Từ năm 1941, sau 30 năm xa Tổ quốc trở về, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dày công xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Đại đoàn kết dân tộc trong Cách mạng Tháng Tám - Vững bước đi tới tương lai

(VH&ĐS) Từ năm 1941, sau 30 năm xa Tổ quốc trở về, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dày công xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Trong tác phẩm “Đường Kách mệnh” cách đây 90 năm (1927) Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: Chúng ta đã hy sinh làm cách mệnh thì nên làm cho đến nơi, nghĩa là làm sao cách mệnh rồi thì quyền giao cho dân chúng số nhiều, chớ để trong tay một bọn ít người. Thế mới khỏi hy sinh nhiều lần, thế dân chúng mới được hạnh phúc”(1). Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân, trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết toàn dân”(2). Tư duy ấy của Người đã được hiện thực hóa sinh động trong sự nghiệp giành độc lập tự do và xây dựng đất nước.

Từ năm 1941, sau 30 năm xa Tổ quốc trở về, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dày công xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân. Mặt trận Việt Minh do Người sáng lập, thực sự là hình ảnh khối đại đoàn kết dân tộc. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, nhân dân cả nước đồng loạt vùng dậy, tiến hành tổng khởi nghĩa, giành chính quyền về tay nhân dân.

Chỉ trong vòng 15 ngày (từ ngày 14 đến ngày 28/8/1945), quyền thống trị, áp bức của bọn đế quốc (Pháp, Nhật) được xây dựng suốt gần một trăm năm và chế độ quân chủ chuyên chế phản tiến bộ tồn tại hàng nghìn năm đã bị nhân dân ta lật đổ hoàn toàn. Lần đầu tiên, chính quyền cả nước thực sự thuộc về nhân dân. Đánh giá về một điểm đặc biệt của Cách mạng Tháng Tám, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Trong một thời gian ngắn, các giai cấp đoàn kết thành một khối, muôn dân đoàn kết để mưu hạnh phúc chung là nước được hoàn toàn độc lập và chống được giặc xâm lăng, đuổi bọn thực dân tham ác ra ngoài bờ cõi”(3). Trong buổi tối ngày 2/9/1946, tại Pari, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dự lễ kỷ niệm Quốc khánh lần đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Hội Liên hiệp Việt kiều và Hội Hữu nghị Pháp - Việt tổ chức. Trong buổi lễ đặc biệt đó, Người xúc động nói: “Chính là sự đoàn kết, đoàn kết hoàn toàn và không gì phá vỡ nổi của toàn thể nhân dân chúng ta đã khai sinh ra nước Cộng hòa của mình”(4). Đó chính là Nhà nước Dân chủ Cộng hòa,Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Châu Á - đưa nhân dân từ vị trí người nô lệ trở thành người chủ thật sự của đất nước độc lập.

Sống động những hình ảnh Cách mạng Tháng Tám.

Để bảo vệ và phát triển thành quả Cách mạng Tháng Tám, Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân ta giành được những thắng lợi vĩ đại, đó là cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946 - 1954) và cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975), hoàn toàn độc lập và thống nhất Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, giành thắng lợi trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây - Nam và biên giới phía Bắc. Những thắng lợi đó, được bạn bè năm châu quý mến và thán phục.

Từ năm 1986, sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước do Đảng khởi xướng và lãnh đạo một lần nữa khẳng định bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam. Đến nay, quahơn 30 năm đổi mới đã đạt được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử về mọi mặt. Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến những thành tựu to lớn đó chính là: “Dân chủ xã hội chủ nghĩa được phát huy, và ngày được mở rộng. Đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố và tăng cường”(5).

Và Nghị quyết Đại hội XII của Đảng tiếp tục nhấn mạnh sự nhất quán về vai trò quan trọng của đại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiến lược, là động lực, mà còn là nguồn lực to lớn để đất nước ta xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong bối cảnh lịch sử mới.

Vì mục tiêu: “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, hơn bao giờ hết chúng ta phải tiếp tục tăng cường và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, nhân dân cả nước cùng chung sức, chung lòng cùng Đảng và Nhà nước phát huy tối đa nội lực, tận dụng thời cơ, vượt qua khó khăn, thách thức, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển KT-XH, đảm bảo QP-AN, tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh.

Nguyễn Văn Thanh

(1), (2), (3, 4) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H, 2002,

(5) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, 2016, tr. 66, 157-158.



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]