(vhds.baothanhhoa.vn) - Về lại di tích cách mạng - nơi diễn ra Hội nghị thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa những ngày này thấy lòng ấm hơn lên trong không khí thiêng liêng, rất đỗi tự hào...

Tin liên quan

Đọc nhiều

Đổi thay trên quê hương cách mạng

Về lại di tích cách mạng - nơi diễn ra Hội nghị thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa những ngày này thấy lòng ấm hơn lên trong không khí thiêng liêng, rất đỗi tự hào...

Những ngày cuối tháng 7, tại cụm di tích lịch sử cách mạng Đình Hàm Hạ - nơi thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên của huyện Đông Sơn cũng là chi bộ Đảng đầu tiên của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa, các đoàn thể và nhân dân khu phố Hàm Hạ, thị trấn Rừng Thông lại trở về bên đình để chỉnh trang cho ngày truyền thống - ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa (29/7/1930 - 29/7/2019).

Về Hàm Hạ hôm nay, đã có nhiều đổi khác, đặc biệt kể từ khi đìnhđược đầu tư, tôn tạo vào năm 2017. Những đổi thay này không thể không nhắc đến sự đóng góp của người dân khu phố Hàm Hạ. Sẽ bắt đầu từ câu chuyện đồng thuận của người dân trong việc hiến đất, hiến công trình để góp phần tạo nên một diện mạo mới: Tuyến đường Hàm Hạ nối Quốc lộ 47 đến Quốc lộ 45 có tới 127 hộ dân hiến đất với tổng diện tích 3.600m2, trong đó hộ hiến nhiều nhất là 98m2. Gia đình các ông, bà: Đào Công Thư, Đào Công Chính, Đào Thị Ngọc đã di dời nhà ở để làm khu trưng bày truyền thống. Còn gia đình ông Lê Bá Hay, Phạm Văn Bốn cũng di dời nhà ở để làm giếng nước trước đình. Về phía địa phương, UBND thị trấn Rừng Thông cũng đã đầu tư gần 2km điện chiếu sáng trong khu vực đường Hàm Hạ... Lại nhớ đến chia sẻ của ông Phạm Văn Sinh, trưởng khu phố Hàm Hạ: Tôi mừng vì khi họp tổ dân cư, mọi người thống nhất rất cao cho nên việc hiến đất để mở rộng đường vào khu di tích hay việc di dời nhà ở để làm các công trình cho đình đã nhận được sự đồng thuận lớn của nhân dân.

Cùng với Di tích đình Hàm Hạ đang trong giai đoạn hoàn thiện, nhà thờ cụ Lê Thế Long - Bí thư Tỉnh ủy đầu tiên của Thanh Hóa thời kỳ 1930 - 1936 hiện cũng đã xong phần móng và gia công xong phần gỗ, dự kiến vào tháng 10 năm 2019 sẽ hoàn thành. Và khi những công trình này được hoàn thiện, chắc chắn sẽ nhân lên gấp nhiều lần niềm vui, niềm tự hào. Đảng viên chi bộ khu phố Hàm Hạ, ông Phạm Tiến Dũng xúc động nói: Thừa hưởng thành quả của các vị tiền bối, là đảng viên trưởng thành trong quân đội, để phát huy truyền thống quê hương cách mạng, tôi luôn mong muốn góp phần bé nhỏ của mình vào sự đổi thay của quê hương, đó cũng là nền tảng để giáo dục con cháu.

Cùng với Di tích cách mạng đình Hàm Hạ là Di tích lịch sử cách mạng nhà thờ họ Vương ở làng Phúc Lộc, xã Thiệu Tiến, nơi thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên của huyện Thiệu Hóa và Di tích lịch sử cách mạng làng Yên Trường, xã Thọ Lập, nơi thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên của huyện Thọ Xuân. Ngày 29/7/1930, tại làng Yên Trường đã diễn ra hội nghị thành lập Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa trên cơ sở hợp nhất 3 chi bộ cộng sản đầu tiên đó là chi bộ Hàm Hạ (Đông Sơn), chi bộ Thiệu Hóa và chi bộ Thọ Lập (Thọ Xuân). Đây là mốc son trong lịch sử cách mạng tỉnh Thanh Hóa.

Di tích lịch sử cách mạng nhà thờ họ Vương.

Di tích lịch sử cách mạng nhà thờ họ Vương, làng Phúc Lộc, xã Thiệu Tiến (Thiệu Hóa) những ngày này, cán bộ, Đảng viên và nhân dân địa phương cũng đang hòa mình vào dòng chảy sự kiện đặc biệt của tỉnh nhà. Một điều cũng đặc biệt đó là nhiều năm nay, huyện Thiệu Hóa thường tổ chức cho các đối tượng học lớp bồi dưỡng, nâng cao nhận thức về Đảng đến tham quan tại di tích để không những giáo dục mà còn để các đối tượngtrước khi vào Đảng phải biết được khu di tích nằm ở đâu. Về phía xã Thiệu Tiến, ông Hoàng Đình Quế - Bí thư Đảng ủy xã cho biết: Từ năm 2014, Di tích lịch sử cách mạng nhà thờ họ Vương đã được đưa vào chương trình ngoại khóa của học sinh. Với những việc làm thiết thực này, chúng tôi tin sẽ giúp cho thế hệ trẻ hiểu và tự hào nhiều hơn về truyền thống cách mạng của cha ông... Nối tiếp truyền thống yêu nước của các thế hệ đi trước, Đảng bộ xã Thiệu Tiến đã đạt Đảng bộ trong sạch trong suốt 18 năm qua.

Về nơi thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên của huyện Thiệu Hóa, dịp này chúng tôi may mắn được gặp cháu đích tôn của cụ Vương Xuân Cát - Bí thư Chi bộ Đảng cộng sản đầu tiên của huyện Thiệu Hóa là ông Vương Xuân Hạt. Nhiều năm qua, ông Hạt là người trực tiếp trông coi, bảo vệ Di tích nhà thờ họ Vương. Ông cho biết: Là cháu nội của Bí thư chi bộ Đảng đầu tiên của Thiệu Hóa, tôi không thể nói hết được niềm tự hào, tôi vẫn luôn răn mình phải luôn có ý chí vươn lên trong cuộc sống, kiên nhẫn, kiên định trong mọi hoàn cảnh. Ông cũng cho biết thêm, dòng họ Vương có 45 hộ, 75 đinh. Mỗi một năm dòng họ tế hai lần tại di tích vào ngày rằm tháng 2 và tháng 7. Trong dòng họ đã có nhiều người thành đạt. Mỗi năm dòng họ có ít nhất 3 cháu đỗ vào đại học.

Những ngày cuối tháng 7, tiết trời đã dịu hơn, về lại các Di tích lịch sử cách mạng, nơi diễn ra thành lập những chi bộ Đảng đầu tiên của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa càng thấy ấm lòng hơn về sự đổi thay, niềm tin, niềm tự hào dân tộc...

Hoàng Việt Anh


Hoàng Việt Anh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]