(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Không chỉ là vị GS nổi tiếng đào tạo ra nhiều thế hệ sinh viên giỏi cho ngành Nông nghiệp Việt Nam mà ông còn là 1/7 nhà nông học Việt Nam được quỹ Crawford vinh danh. Đặc biệt, khi nói đến phong trào khuyến học, khuyến tài xứ Thanh, người dân luôn nhắc đến tên ông. Ông là GS Lê Viết Ly - nguyên là Phó Viện trưởng Viện Chăn nuôi Việt Nam.

Tin liên quan

Đọc nhiều

GS Lê Viết Ly và những đóng góp cho phong trào khuyến học xứ Thanh

(VH&ĐS) Không chỉ là vị GS nổi tiếng đào tạo ra nhiều thế hệ sinh viên giỏi cho ngành Nông nghiệp Việt Nam mà ông còn là 1/7 nhà nông học Việt Nam được quỹ Crawford vinh danh. Đặc biệt, khi nói đến phong trào khuyến học, khuyến tài xứ Thanh, người dân luôn nhắc đến tên ông. Ông là GS Lê Viết Ly - nguyên là Phó Viện trưởng Viện Chăn nuôi Việt Nam.

Sinh ra ở vùng đất có truyền thống hiếu học nổi tiếng làng Nguyệt Viên, xã Hoằng Quang, huyện Hoằng Hóa, GS Lê Viết Ly từng tâm sự: Sự thành đạt của tôi cũng như các con đều gắn liền với quê hương. Tôi luôn tâm huyết với sự nghiệp trồng người. Vì thế, tôi và và gia đình rất muốn có một quỹ khuyến học trên quê hương để giúp các em bớt đi một phần khó khăn trong sinh hoạt và học tập, góp thêm cho các em nguồn sức mạnh từ tình thương của xã hội để vững bước tiến lên. Hiểu được điều này, hằng năm các con tôi đã đóng góp hơn 1 tỷ đồng xây dựng quỹ khuyến học Lê Viết Ly.

17 năm xây dựng và phát triển Hội Khuyến học Thanh Hóa, trở thành điểm sáng của phong trào khuyến học, khuyến tài toàn quốc có sự đóng góp không nhỏ của gia đình GS Lê Viết Ly. 10 năm đồng hành cùng hội Thanh Hóa, ông đã dành nguồn lực đáng kể gần 8 tỷ đồng trao thưởng hàng ngàn học sinh, sinh viên nghèo vượt khó. Năm 2016 có 361 học sinh, sinh viên, giáo viên được trao thưởng với kinh phí 1,1 tỷ đồng. Nhiều học sinh, sinh viên thật sự cảm động khi nhận được quỹ khuyến học Lê Viết Ly, bởi từ nguồn lực này đã giúp các em có cơ hội tốt nghiệp đại học (ĐH).

Bên cạnh đó, ông còn hỗ trợ cơ sở bán trú cho những học sinh miền núi xa nhà tại xã vùng cao Xuân Lệ, huyện Thường Xuân. Đầu tư 4 tỷ đồng xây dựng thư viện, hoàn thiện CSVC cho Trường Tiểu học Hoằng Quang để thầy và trò có điều kiện vươn lên “Dạy tốt - học tốt”. Ủng hộ 4 tỷ đồng giúp đỡ cho trên 500 học sinh ở vùng bão lụt của huyện Thạch Thành, Vĩnh Lộc; xây dựng quỹ khuyến học cho 2 Trường THPT Chuyên Lam Sơn và THPT Lê Viết Tạo...

Điều đáng quý, trong mỗi dịp trao học bổng, cả gia đình ông đều tham gia. Riêng ông còn giành thời gian quý báu để trao đổi với học sinh, sinh viên, cha mẹ các em, động viên các em phải nỗ lực cố gắng vươn lên học tốt. Đồng thời tại diễn đàn mọi người đều được nghe lời phát biểu chí tình từ những trăn trở của ông cũng như của xã hội đối với sự nghiệp giáo dục còn nhiều bất cập hiện nay. Mỗi năm, ông đều có một bài phát biểu riêng ngắn gọn, xúc tích. Đó là cả tấm lòng, tâm huyết của ông gắn với cách giáo dục, quan niệm sống hiện nay.

GS Lê Viết Ly đang trao đổi với HS, SV sau buổi nhận học bổng năm 2015.

Nhưng năm gần đây, trước quan niệm giáo dục của nhiều bậc phụ huynh cho rằng: Sau khi tốt nghiệp THPT, phải vào ĐH mới là con đường tương lai, danh vọng cho con cái mình. Để giúp các bậc phụ huynh có quan niệm đúng về sự học của con em, ông cho rằng: Giữa bằng cấp và năng lực có một khoảng cách và cái xã hội cần là năng lực thực sự. Vì vậy sự phấn đấu là liên tục. Hãy chuẩn bị vào đời với hai cái vốn “Văn hóa” và “Chuyên môn” cần thiết để làm việc hiệu quả. Do đó, việc học phải là liên tục, chẳng bao giờ thừa. Nên nhớ rằng, có thể nguy cơ tụt hậu sẽ đến ngay sau khi nhận bằng tốt nghiệp.

Năm 2014, nói về sự yếu kém của ngành giáo dục nước nhà, ông chia sẻ: Trước đây nói đến giáo dục là nói đến sự trung thực, trong sáng và cả cái nghèo với những thầy cô mà đồng lương lúc nào cũng chỉ tạm đủ sống, với trường học sơ sài, thiếu thốn trăm bề. Ngày nay cái nghèo vẫn còn đúng với nhiều vùng, nhất là miền núi và chúng ta không khỏi se lòng khi nghĩ về nó. Cái trung thực, trong sáng có khi chưa được như ý nhưng hi vọng vẫn còn là điểm mạnh của đội ngũ giáo viên, của ngành giáo dục. Khi nói vềđất nước chậm phát triển, ông nhấn mạnh nguy cơ tụt hậu và dẫn chứng năng suất lao động của Việt Nam chỉ bằng 1/5 Malaysia, 2/5 Thái Lan, 1/15 Singapore. Từ đó giúp mọi người, nhất là lãnh đạo tỉnh phải suy nghĩ để có hành động thiết thực trong chiến lược đào tạo giáo dục hiện nay.

Cũng theo đó, ông trăn trở về sự thất nghiệp của 200.000 cử nhân tốt nghiệp đại học không có việc làm và nhắn nhủ với mọi người rằng: Đừng nên coi vào ĐH là con đường duy nhất, đừng bao giờ coi thường học nghề, làm thợ và đừng bao giờ nghĩ học là thừa, đừng nản lòng vì đang phải làm trái nghề. Có thể nhiều điều học trong ĐH chưa giúp trực tiếp cho mình trong nghề nghiệp, nhưng chí ít cũng giúp mình trong việc tạo dựng nên nhân cách - cái quý giá ở mỗi con người. GS cũng đã nhấn mạnh cần chú trọng việc học từ việc kết nối internet. Đây là con đường ngắn nhất dẫn tới sự thành công...

Những đóng góp của GS Lê Viết Ly cho phong trào khuyến học, khuyến tài địa phương được lãnh đạo, nhân dân Thanh Hóa ghi nhận và đánh giá cao. Không chỉ tạo ra nguồn lực đáng kể cho phong trào khuyến học, khuyến tài địa phương, điều đáng nói quỹ khuyến học này đã tạo ra hiệu ứng xã hội, có sức lan tỏa lớn trong phong trào hưởng ứng “Tuần lễ học tập suốt đời”, “Làm theo lời Bác” với những việc làm thiết thực, hiệu quả: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”.

Thúy Hòa



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]