(vhds.baothanhhoa.vn) - Nghị quyết 58 của Bộ Chính trị ra đời là cơ hội để tỉnh Thanh Hóa phát triển toàn diện, trong đó có 11 huyện miền núi.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Khi có cơ chế đặc thù, miền núi sẽ phát triển

Nghị quyết 58 của Bộ Chính trị ra đời là cơ hội để tỉnh Thanh Hóa phát triển toàn diện, trong đó có 11 huyện miền núi.

Đồng chí Mai Xuân Bình - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa:

Cụ thể chúng ta đã biết, nghị quyết yêu cầu phát triển toàn diện nhưng có trọng tâm, trọng điểm 3 vùng KT-XH, mà việc phát triển bền vững vùng miền núi, là vùng có vai trò bảo đảm an ninh môi trường sinh thái; an ninh nguồn nước; quốc phòng, an ninh và đại đoàn kết các dân tộc được đặt lên hàng đầu. Ngoài ra, còn phải bảo đảm hài hoà và cân đối giữa các vùng, miền, nhất là giữa vùng đồng bằng và ven biển với vùng miền núi; giữa thành thị và nông thôn. Giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển nhanh với phát triển bền vững; giữa phát triển hợp lý theo chiều rộng và phát triển theo chiều sâu, trong đó phát triển theo chiều sâu là chủ đạo.

Ngay từ khi thành lập và trong quá trình xây dựng, phát triển, Đảng ta luôn xác định vấn đề dân tộc, công tác dân tộc và đoàn kết dân tộc có vị trí chiến lược quan trọng đối với sự phát triển của đất nước. Trong sự nghiệp đổi mới, Đảng và Nhà nước cũng dành sự quan tâm đặc biệt và đề ra nhiều chủ trương, chính sách nhằm củng cố vững chắc khối đại đoàn kết toàn dân tộc; quan tâm hỗ trợ, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển toàn diện KT-XH ở các vùng dân tộc cả nước nói chung, miền núi xứ Thanh nói riêng.

Khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa có 6 đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chủ yếu cùng sinh sống lâu đời là Mường, Thái, Thổ, Mông, Dao và Khơ Mú; là địa bàn có ý nghĩa chiến lược quan trọng về KT-XH, QP-AN.

Gần đây, nhiều nghị quyết ra đời đã tạo điều kiện, tạo cơ hội cho đồng bào các dân tộc vươn lên phát triển KT-XH. Trong đó phải kể đến Nghị quyết 88 của Quốc hội phê duyệt đề án tổng thể phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; Nghị quyết số 12 của Chính phủ về triển khai thực hiện Nghị quyết số 88 ngày 18/11/2019 của Quốc hội và Nghị quyết số 120 của Quốc hội về phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 và đặc biệt Nghị quyết số 58 - nghị quyết riêng cho tỉnh Thanh Hóa của Bộ Chính trị ngày 5/8/2020 sẽ tạo ra những cơ chế đặc thù, góp phần thúc đẩy nhanh sự hài hòa và cân đối giữa các vùng miền trong tỉnh.

Miền núi luôn là vùng khó khăn về KT-XH, thu nhập của đồng bào còn thấp, dân cư phân tán, địa bàn rộng, bị chia cắt, thiếu đất ở, thiếu đất sản xuất. Vì thế, đầu tư cơ sở hạ tầng đóng vai trò quyết định đối với khu vực này. Việc từng bước nâng cao đời sống của người dân chính là trăn trở chung của lãnh đạo tỉnh, trong đó Ban Dân tộc đóng vai trò là cơ quan tham mưu cho Tỉnh ủy và UBND tỉnh trong việc ban hành cơ chế chính sách đặc thù. Những năm qua, Ban Dân tộc đã xác định được những vùng đồng bào các dân tộc cần phải có chính sách đặc thù như: Chính sách về ổn định và phát triển KT-XH đồng bào Khơ Mú ở Mường Lát, đồng bào Mông ở Quan Sơn. Tuy nhiên, với nguồn lực của tỉnh còn nhiều hạn hẹp nên chính những nghị quyết của Chính phủ và Quốc hội là cơ hội để chúng ta có thể đẩy kinh tế vùng, từ đó hỗ trợ sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân.

Tôi tin tưởng rằng trong thời gian tới, cùng với sự phát triển của tỉnh Thanh Hóa, 11 huyện miền núi sẽ vươn mình và trưởng thành, đóng góp vào việc xây dựng mục tiêu đến năm 2030 Thanh Hoá là tỉnh giàu đẹp, văn minh và hiện đại; tầm nhìn đến năm 2045 trở thành tỉnh phát triển toàn diện và kiểu mẫu của cả nước.

Kiều Huyền (thực hiện)



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]