(vhds.baothanhhoa.vn) - Ngày 23/11, Thường trực Tỉnh ủy Thanh Hóa đã tổ chức Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy để thảo luận và cho ý kiến vào tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị năm 2020, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp năm 2021; kế hoạch đầu tư công năm 2021 và một số nội dung quan trọng khác. Đồng chí Đỗ Trọng Hưng - Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu quốc hội tỉnh Thanh Hóa chủ trì hội nghị.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Kiên quyết xử lý các dự án giữ đất, chậm triển khai

Ngày 23/11, Thường trực Tỉnh ủy Thanh Hóa đã tổ chức Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy để thảo luận và cho ý kiến vào tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị năm 2020, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp năm 2021; kế hoạch đầu tư công năm 2021 và một số nội dung quan trọng khác. Đồng chí Đỗ Trọng Hưng - Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu quốc hội tỉnh Thanh Hóa chủ trì hội nghị.

Đồng chí Đỗ Trọng Hưng - Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.

Năm 2020, dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, tác động tiêu cực đến mọi mặt đời sống, kinh tế - xã hội của tỉnh. Trong 27 chỉ tiêu năm 2020, có 21 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra. Nổi bật là: Đã kiểm soát tốt dịch Covid-19 trên địa bàn và được xếp vào nhóm các tỉnh có “nguy cơ thấp”, tạo điều kiện thuận lợi cho phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Nhiều chỉ tiêu kinh tế quan trọng tăng khá so với cùng kỳ, tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công cao hơn so với cùng kỳ, luôn duy trì trong nhóm các tỉnh, thành phố có tỷ lệ giải ngân cao của cả nước.

Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới tiếp tục được tập trung chỉ đạo quyết liệt và đạt được những kết quả quyết liệt. Ước tính năm 2020 có thêm 2 huyện, 30 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 16 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Chương trình mỗi xã một sản phẩm đạt kết quả rõ nét, toàn tỉnh có 59 sản phẩm OCOP đã được đánh giá, xếp hạng.

Cùng với đó, môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được cải thiện. Thanh Hóa là địa phương đầu tiên trong cả nước tổ chức thành công Hội nghị xúc tiến đầu tư năm 2020 ngay sau khi Chính phủ công bố hết giãn cách xã hội, với tổng vốn thu hút đầu tư và ký cam kết đầu tư vào tỉnh lên đến gần 15 tỷ USD. Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã thu hút được 155 dự án đầu tư trực tiếp với tổng vốn đăng ký 21.241 tỷ đồng và 333 triệu USD. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn được giữ vững; tai nạn giao thông giảm cả 3 tiêu chí so với cùng kỳ...

Tuy nhiên, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Thanh Hoá trong năm 2020 vẫn còn những hạn chế, yếu kém, như: vẫn còn 6 chỉ tiêu không đạt kế hoạch đề ra. Một số sản phẩm công nghiệp chủ lực có sản lượng đạt thấp so với kế hoạch và so với cùng kỳ. Nhiều chỉ tiêu quan trọng của ngành dịch vụ giảm so với cùng kỳ. Tiến độ thực hiện một số dự án đầu tư trực tiếp còn chậm. Công tác bồi thường, GPMB đã được tập trung chỉ đạo quyết liệt và có chuyển biến; nhưng vẫn là khâu yếu trong triển khai thực hiện dự án, tiến độ đạt thấp so với kế hoạch đã đề ra.

Cho ý kiến vào báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị năn 2020; mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp năm 2021, các đồng chí Thường trực, Thường vụ Tỉnh ủy đã phân tích, làm rõ những kết qủa đạt được, những điểm sáng, cách làm mới, sáng tạo, những nhân tố mới, điển hình mới và kinh nghiệm mới trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm 2020. Đồng thời làm rõ về tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn; kết quả đạt được trong Chương trình xây dựng Nông thôn mới, sản phẩm OCOP; việc giữ vững an ninh - trật tự tại các địa phương...

Các đồng chí trong Ban thường vụ Tỉnh ủy tham gia thảo luận tại hội nghị.

Bên cạnh những kết quả đạt được, hội nghị cũng phân tích, chỉ ra những hạn chế, yếu kém trên các lĩnh vực, như: Tiến độ thực hiện một số dự án đầu tư trực tiếp còn chậm; tiến độ giải ngân của một số nguồn vốn, chương trình, dự án đầu tư công chưa bảo đảm theo quy định. Công tác giải phóng mặt bằng chưa đạt yêu cầu, nhiều địa phương đạt thấp so với kế hoạch được giao. Sau Đại hội, một số Đảng bộ cấp huyện và cấp cơ sở chưa tổ chức học tập, quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội kịp thời. Chương trình OCOP tuy có nhiều sản phẩm được chứng nhận nhưng chưa phát triển được thương hiệu; một số dự án đầu tư còn dư ứng lớn. Nhiều địa phương chưa làm tốt công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, gây bức xúc trong dư luận.

Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Đỗ Trọng Hưng - Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa đánh giá cao các ý kiến phát biểu tại hội nghị đã làm rõ tình hình, kết quả nổi bật của tỉnh và cả những hạn chế, yếu kém trong năm 2020.

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh nhấn mạnh: Năm 2020, trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức do đại dịch Covid- 19 diễn biến phức tạp, tác động sâu rộng đến hầu hết các ngành, lĩnh vực, nhưng với quyết tâm cao, nỗ lực lớn của Đảng bộ, chính quyền, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân các dân tộc, Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện quyết liệt, hiệu quả “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch Covid-19, vừa khôi phục các hoạt động kinh tế - xã hội và đạt kết quả tích cực.

Đồng chí Đỗ Trọng Hưng - Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh cũng chỉ ra những hạn chế, yếu kém trên từng lĩnh vực và nhấn mạnh: Có những mục tiêu, chỉ tiêu mà chúng ta chưa đạt do nguyên nhân khách quan, nhưng nếu chúng ta nỗ lực và sáng tạo nhiều hơn thì có thể sẽ đạt kết quả cao hơn. Đây là bài học cần được soi chiếu trong thời gian tới.

Về nhiệm vụ năm 2021, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa yêu cầu, cần phải đánh giá sát tình hình quốc tế, trong nước, đặc biệt là tình hình trong tỉnh, làm rõ thời cơ thuận lợi để tạo phấn khởi và niềm tin cho cán bộ, nhân dân, những khó khăn, thách thức để chủ động có giải pháp khắc phục, vượt qua.

Đối với phương án tăng trưởng kinh tế năm 2021, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy thống nhất với phương án 2, vì mục tiêu tăng trưởng 11% trở lên đã thể hiện tính phấn đấu, vừa có tính khả thi. Tuy nhiên, đồng chí cho rằng, một số chỉ tiêu cụ thể cần phải có tính phấn đấu cao hơn, ví như chỉ tiêu về số xã đạt chuẩn nông thôn mới, số đơn vị cấp huyện đạt chuẩn và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

Thống nhất với 4 nhóm nhiệm vụ chủ yếu trong năm tới đã đề cập trong báo cáo, gồm nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh, công tác thể chế hóa, cải cách hành chính và tổ chức thành công bầu cử Quốc hội khóa XV, HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026, đồng thời đề nghị bổ sung thêm nhiệm vụ về tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo. Đây vừa là nhiệm vụ, vừa là giải pháp quan trọng hàng đầu, phải làm sao phát huy được truyền thống đoàn kết, thống nhất, khơi dậy tinh thần, trách nhiệm, sáng tạo của cán bộ, đảng viên và nhân dân, quyết tâm hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2021. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo phải có trọng tâm, trọng điểm, phát huy được vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu, gắn với công tác kiểm tra, giám sát để đảm bảo kỷ luật, kỷ cương.

Đối với các giải pháp trọng tâm, đồng chí Đỗ Trọng Hưng đề nghị, trên từng lĩnh vực, từng nhiệm vụ phải có giải pháp phù hợp, tạo đột phá mới, có sản phẩm cụ thể. Ngay trong năm 2021, UBND tỉnh cần chỉ đạo rà soát các dự án hạ tầng khu công nghiệp, nhất là Khu kinh tế Nghi Sơn, đảm bảo đầu tư tập trung, phát huy hiệu quả nguồn vốn, kiên quyết xử lý tình trạng dư ứng lớn, các dự án giữ đất nhưng chậm triển khai. Cần quyết liệt để thực hiện bằng được các dự án lớn. Tập trung xử lý nợ đọng tiền đất, đảm bảo thu ngân sách, gắn với thực hành tiết kiệm.

Giải quyết tốt các bức xúc về an ninh - trật tự, môi trường, an toàn thực phẩm. Nâng cao chất lượng giáo dục, y tế và các hoạt động văn hóa - xã hội; giữ vững quốc phòng - an ninh, không để bị động bất ngờ trong mọi tình huống.

Cũng tại hội nghị, các đồng chí Thường trực, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã cho ý kiến vào tình hình thực hiện dự toán thu ngân sách nhà nước, chi ngân sách địa phương năm 2021 và phương án phân bố ngân sách cấp tỉnh năm 2021; quyết toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, quyết toán thu, chi ngân sách địa phương năm 2019; sửa đổi Nghị quyết số 228/NQ-HĐND ngày 12/12/2019 của HĐND tỉnh về phê duyệt quyết toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, quyết toán thu, chi ngân sách địa phương năm 2018; Tờ trình đề nghị kéo dài hiệu lực một số cơ chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh theo các Nghị quyết của HĐND tỉnh; Tờ trình về sửa đổi (lần 2) Nghị quyết số 44/2016/NQ-HĐND ngày 8/12/2016 của HĐND tỉnh Thanh Hóa về chính sách hỗ trợ hoạt động và thu hút, đào tạo cán bộ, giảng viên cho Phân hiệu Trường Đại học Y Hà Nội tại Thanh Hóa, hướng tới thành lập Trường Đại học Y Thanh Hóa; Chính sách hỗ trợ thu nhập cho cán bộ, công chức chuyên trách công nghệ thông tin trong các cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Thanh Hóa.

Ngày mai (24/11)Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Há tiếp tục diễn ra với một số nội dung quan trọng khác.

Hoàng Lan


Hoàng Lan

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]