(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Sáng 4/4 (tức ngày 8/3 âm lịch, năm Đinh Dậu) tại Khu di tích lịch sử đền thờ Lê Hoàn, làng Trung Lập, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, UBND huyện Thọ Xuân phối hợp với Sở VH,TT&DL tổ chức Lễ kỷ niệm 1012 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Lê Đại Hành hoàng đế (mùng 8/3 năm Ất Tỵ 1005 - 8/3 năm Đinh Dậu 2017) và khai mạc Lễ hội Lê Hoàn năm 2017.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Lễ kỷ niệm 1012 năm ngày mất Lê Đại Hành hoàng đế

(VH&ĐS) Sáng 4/4 (tức ngày 8/3 âm lịch, năm Đinh Dậu) tại Khu di tích lịch sử đền thờ Lê Hoàn, làng Trung Lập, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, UBND huyện Thọ Xuân phối hợp với Sở VH,TT&DL tổ chức Lễ kỷ niệm 1012 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Lê Đại Hành hoàng đế (mùng 8/3 năm Ất Tỵ 1005 - 8/3 năm Đinh Dậu 2017) và khai mạc Lễ hội Lê Hoàn năm 2017.

Về dự lễ hội có các đồng chí Nguyễn Văn Phát - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Nguyễn Xuân Phi - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Thanh Hóa; cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh, lãnh đạo huyện Thọ Xuân và đông đảo nhân dân.

Đồng chí Nguyễn Văn Phát - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đánh trống khai hội.

Lê Hoàn sinh ngày 15 tháng 7 năm Tân Sửu 941 tại làng Trung Lập, thuộc Ái Châu, nay là xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, trong một gia đình nghèo khổ, bố mất sớm, mẹ một mình mò cua bắt ốc nuôi con. Năm 16 tuổi ông đã có mặt trong đội quân cứu nước của anh hùng Đinh Bộ Lĩnh. Bằng tài năng và uy tín của mình, Lê Hoàn đã có công lớn trong dẹp loạn 12 sứ quân.

Bằng tài năng quân sự xuất sắc, Lê Hoàn đã đoàn kết, tập hợp được sức mạnh của dân tộc, nhanh chóng đập tan cuộc xâm lược của quân Tống vào mùa xuân năm 981. Biên giới phía Bắc được yên, phía Nam quân Chiêm Thành lại có dã tâm xâm lược, một lần nữa Lê Hoàn lại thân chinh cầm quân đi bình Chiêm và giành thắng lợi vang dội.

Lê Hoàn không chỉ là một vị tướng bách chiến, bách thắng trong lịch sử nước nhà, một nhà quản lý đất nước tài ba mà trên lĩnh vực ngoại giao Lê Hoàn còn là một tài năng hiếm có, góp phần khẳng định bản lĩnh dân tộc. Với văn hóa cổ truyền dân tộc, Lê Hoàn là vị vua duy nhất 2 lần tự thân cày ruộng tịch điền, làm gương cho nhân dân chăm cho phát triển nông nghiệp. Việc làm hết sức có ý nghĩa của ông đã trở thành lễ nghi truyền thống cao đẹp của dân tộc, đã và đang được con cháu ngày nay phát huy. Ông cũng là người đặt ra lệ bơi thuyền, bơi chải trong những ngày hội mùa, hội rước,…

Ghi ơn những công lao to lớn của Hoàng đế Lê Đại Hành, nhân dân đã lập đền thờ Lê Hoàn tại làng Trung Lập (Xuân Lập, Thọ Xuân) - quê hương ông. Hằng năm từ ngày 6 - 9/03 âm lịch người dân trong xã Xuân Lập tưng bừng tổ chức Lễ hội Lê Hoàn.

Lễ kỷ niệm 1012 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc Lê Đại Hành Hoàng đế và lễ hội Lê Hoàn năm 2017 được diễn ra từ ngày 2- 3/4 (tức 6 -7/3 âm lịch) là dịp để con cháu tri ân, ôn lại công lao và những đóng góp to lớn của ông cho lịch sử, cho đất nước và dân tộc. Đồng thời là dịp để tuyên truyền, giáo dục truyền thống yêu nước, truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ chủ quyền độc lập của dân tộc và dựng xây đất nước cho thế hệ hôm nay.

Đình Giang



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]