(vhds.baothanhhoa.vn) - Ngày 28/10, tại Trung tâm Hội nghị 25B (TP Thanh Hóa), UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai các Hiệp định Thương mại tự do (CPTTP, EVFTA), Luật Giáo dục và Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Quán triệt, triển khai các Hiệp định thương mại tự do, Luật Giáo dục và Luật phòng, chống tác hại của bia, rượu

Ngày 28/10, tại Trung tâm Hội nghị 25B (TP Thanh Hóa), UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai các Hiệp định Thương mại tự do (CPTTP, EVFTA), Luật Giáo dục và Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia.

Dự hội nghị có đại diện các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; các huyện, thị xã, thành phố; thành viên Hội đồng phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) tỉnh, báo cáo viên pháp luật tỉnh...

Quang cảnh hội nghị.

Phát biểu khai mạc hội nghị, đồng chí Bùi Đình Sơn - Giám đốc Sở Tư pháp, Phó Chủ tịch Hội đồng PBGDPL tỉnh nhấn mạnh: Hiệp định Thương mại tự do và các văn bản luật triển khai trong hội nghị là những văn bản pháp luật quan trọng, phục vụ trực tiếp cho công tác quản lý, điều hành, vì vậy, các đại biểu tham dự hội nghị cần tập trung lắng nghe, nghiên cứu tài liệu, nắm bắt nội dung, góp phần nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

Tại hội nghị, các đại biểu đã được nghe báo cáo viên đến từ Viện nghiên cứu Chiến lược chính sách công thương (Bộ Công thương) trình bày chuyên đề: Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới: CPTPP, EVFTA – Cơ hội và thách thức với kinh tế Việt Nam. Mục tiêu của chuyên đề này nhằm giúp đội ngũ cán bộ nắm được những nội dung, lộ trình của các Hiệp định thương mại tự do mới mà Việt Nam đã kí, đó là CPTPP và EVFTA. Qua đó, hiểu được cơ hội và thách thức trong phát triển kinh tế của tỉnh và doanh nghiệp, vận dụng thành công một số kiến thức vào hoạt động quản lý Nhà nước và quản trị kinh doanh.

Nhằm làm rõ hơn tác động của các Hiệp định này đối với sự phát triển của ngành nông nghiệp, 2 chuyên đề: Ngành nông nghiệp Việt Nam hội nhập quốc tế và tham gia cộng đồng kinh tế ASEAN; Cơ hội và thách thức đối với nông nghiệp Việt Nam khi tham gia CPTPP, EVFTA đã được các báo cáo viên Vụ Hợp tác Quốc tế, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Bộ NN&PTNT) phân tích cụ thể. Thông qua đó, một số nội dung như: Mức độ mở cửa thị trường trong CPTTP, EVFTA; các cam kết liên quan; tác động đến các nhóm mặt hàng nông nghiệp quan trọng của Việt Nam; một số định hướng và đề xuất đã được các chuyên gia nêu bật. Theo đó, việc tham gia các Hiệp định thương mại tự do mới mang lại cơ hội lớn cho Nhà nước, doanh nghiệp, người nông dân và các hiệp hội của Việt Nam tuy nhiên cơ hội đó sẽ mất đi nếu không tận dụng tốt, không đổi mới, phát triển, kể cả đối với những mặt hàng có lợi thế cao như: thủy sản, lúa gạo, cà phê… Trong khi đó, những ngành hàng “bị” đánh giá lợi thế thấp như chăn nuôi, sữa… lại không phải không có cơ hội.

Ngoài các nội dung trên, hội nghị cũng đã được nghe các báo cáo viên của Bộ GD&ĐT, Bộ Y tế truyền đạt 2 văn bản luật quan trọng mới được Quốc hội thông qua đó là: Luật Giáo dục và Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019.

Luật Giáo dục năm 2019 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2020. Điểm mới cơ bản của luật là làm rõ tính liên thông, phân luồng, hướng nghiệp trong giáo dục; luật hóa chủ trương đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông theo Nghị quyết của Đảng, Quốc hội; bổ sung loại trường tư thục không vì lợi nhuận và việc chuyển đổi loại hình trường tư thục sang trường tư thục hoạt động không vì lợi nhuận; quy định nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, THCS và giảng viên đại học; bổ sung chính sách về học phí đối với học sinh diện phổ cập, quy định về đầu tư tài chính cho giáo dục…

Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia được Quốc hội thông qua ngày 14/6/2019. Các nội dung cơ bản của luật này được báo cáo viên phân tích, làm rõ trên các khía cạnh: Chính sách của Nhà nước trong phòng, chống tác hại của rượu, bia; quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức; các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống tác hại của rượu, bia; biện pháp giảm mức tiêu thụ rượu, bia; biện pháp quản lý việc cung cấp rượu, bia; biện pháp giảm tác hại của rượu, bia…

Mai Phương


Mai Phương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]