(vhds.baothanhhoa.vn) - Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đình Xứng cho rằng: Giải pháp quan trọng nhất là cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để tạo điều kiện thu hút đầu tư.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Quan trọng là cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đình Xứng cho rằng: Giải pháp quan trọng nhất là cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để tạo điều kiện thu hút đầu tư.

Ngày 16/3, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị thảo luận, đóng góp ý kiến vào dự thảo lần 1 Đề án xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Các đồng chí: Đỗ Trọng Hưng - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH Thanh Hóa; Nguyễn Đình Xứng - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đồng chủ trì hội nghị.

Dự thảo lần 1 Đề án xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Sở KH&ĐT soạn thảo, được xác định là nội dung rất quan trọng, có tính chất quyết định cho việc xây dựng đề án để đề xuất sự cần thiết báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư ban hành nghị quyết về phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Trên cơ sở đề xuất 4 quan điểm phát triển, dự thảo đề án đặt ra mục tiêu đến năm 2025, đưa Thanh Hóa trở thành tỉnh trọng điểm về phát triển dịch vụ du lịch, công nghiệp, lọc hóa dầu và luyện kim, phát triển sản xuất nông nghiệp sạch, cung cấp cho thị trường nội tỉnh và cả nước. GDP bình quân đầu người của Thanh Hóa đạt và vượt mức bình quân chung của cả nước. Đến năm 2030, xây dựng Thanh Hóa trở thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ du lịch và logistics, cầu nối giao thương kinh tế, văn hóa giữ các tỉnh khu vực Tây Bắc, vùng thủ đô với các khu vực Bắc Trung bộ, giao thương kinh tế giữa các tỉnh Thượng Lào và Đông Bắc Thái Lan với thị trường quốc tế, đưa Thanh Hóa trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, có hệ thống kết cấu hạ tầng, KT-XH đồng bộ, hiện đại, là một cực tăng trưởng của “tứ giác” kinh tế: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh - Thanh Hóa. Đến năm 2045, Thanh Hóa là một trung tâm KT-XH lớn, có công nghiệp phát triển, hiện đại, thông minh, dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ tiên tiến, là tỉnh phát triển toàn diện, tỉnh “kiểu mẫu” của cả nước.

Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận, đóng góp ý kiến hoàn thiện đề án. Đồng thời, đề xuất một số cơ chế, chính sách đặc thù cho tỉnh Thanh Hóa đề nghị Chính phủ xem xét, xây dựng, trình Quốc hội.

Phát biểu kết luận tại hội nghị, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng và Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đình Xứng đánh giá cao đơn vị soạn thảo đã hoàn thành bản báo cáo trong thời gian ngắn. Đồng thời cho ý kiến cụ thể vào từng nội dung của dự thảo đề án.

Đồng chí Đỗ Trọng Hưng nhấn mạnh: Thanh Hóa có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình dựng nước và giữ nước; hiện nay Thanh Hóa có vị trí chiến lược lâu dài trong phát triển KT-XH, đảm bảo QP-AN của cả nước; Thanh Hóa hiện có đủ điều kiện để trở thành một cực tăng trưởng mới, một trục trung tâm y tế, văn hóa - thể dục thể thao của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Trung bộ, Bắc bộ, cả nước; tuy nhiên, Thanh Hóa phát triển chưa tương xứng với tiềm năng lợi thế hiện có, do vậy cần xây dựng đề án phát triển.

Đồng chí cũng gợi ý về 5 quan điểm phát triển và việc đề xuất cơ chế, chính sách cho tỉnh.

Nhấn mạnh thêm một số yêu cầu, đồng chí Nguyễn Đình Xứng - Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở KH&ĐT phối hợp Cục Thống kê thu thập đảm bảo cung cấp số liệu đáp ứng yêu cầu nghiên cứu cho các bộ, ngành Trung ương, các chuyên gia. Yêu cầu đơn vị soạn thảo nghiên cứu xây dựng quan điểm phát triển tập trung vào các nội dung: Thanh Hóa trở thành một trong các cực tăng trưởng kết nối liên kết kinh tế với thủ đô Hà Nội - Bắc Trung bộ - Lào; Thanh Hóa xác định trở thành động lực tăng trưởng của Bắc Trung bộ; phát triển trên cơ sở khai thác tiềm năng, lợi thế của tỉnh; phát triển trên cơ sở thu hút tốt nhất các nguồn lực; đồng thời kiện toàn tổ chức, cơ cấu...

Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh nhận định giải pháp quan trọng nhất là cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để tạo điều kiện thu hút đầu tư. Về đề xuất các cơ chế, đồng chí gợi mở 6 cơ chế quan trọng: Cơ chế xây dựng KKT Nghi Sơn thành khu kinh tế mở đặc biệt; cơ chế để lại phần tăng thu 70 - 100%; tăng hạn mức dư nợ; tăng định mức chi; đề nghị ưu tiên đầu tư các dự án trọng điểm; cơ chế thí điểm xây dựng thiết chế đặc biệt...

P.V


P.V

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]