(vhds.baothanhhoa.vn) - Sáng 13/6, dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Đình Xứng - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, UBND tỉnh Thanh Hóa tiếp tục ngày làm việc thứ 2, phiên họp thường kỳ tháng 6.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Sắp xếp lại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Sáng 13/6, dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Đình Xứng - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, UBND tỉnh Thanh Hóa tiếp tục ngày làm việc thứ 2, phiên họp thường kỳ tháng 6.

Đồng chí Nguyễn Đình Xứng - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại phiên họp.

Đề án “Sắp xếp các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập do tỉnh Thanh Hóa quản lý theo Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XII)” do lãnh đạo Sở LĐ, TB&XH trình bày, nêu rõ: Đến tháng 5/2019 trên địa bàn tỉnh có 15 trường cao đẳng, trung cấp với tổng số 1.190 cán bộ, viên chức, giáo viên, giảng viên và lao động hợp đồng. Giai đoạn 2015 – 2018 các trường đã tuyển sinh được 68.137 học sinh, sinh viên các hệ cao đẳng, trung cấp và sơ cấp (trong đó trình độ cao đẳng là 8.300 người, trung cấp là 18.080 người, sơ cấp là 41.757 người)…

Liên quan vấn đề này, các đại biểu cho rằng: Trong quá trình phát triển, các cơ sởGDNN của tỉnh Thanh Hóa đã bộc lộ sự thiếu hợp lý, gây cản trở cho sự phát triển, nhất là trong bối cảnh hội nhập để đáp ứng nhu cầu đòi hỏi nguồn lao động chất lượng cao, nhằm thích ứng với cuộc cách mạng 4.0, như: Nhiều ngành, nghề không tuyển sinh được người học; cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học được đầu tư cơ bản nhưng hiệu quả sử dụng không cao dẫn đến lãng phí nguồn lực đầu tư…

Nhằm góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho tỉnh, giải quyết cơ bản những hạn chế, yếu kém của hệ thống cơ sở GDNN hiện nay thì sắp xếp lại các cơ sở GDNN công lập thuộc quyền quản lý của tỉnh Thanh Hóa theo tinh thần Nghị quyết số 19 của Hội nghị lần thứ 6 BCH TW Đảng Khóa XII là cần thiết.

Phát biểu kết luận nội dung này, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đình Xứng cơ bản thống nhất cao với nội dung của Đề án và khẳng định đây là đề án tương đối hợp lý, chi tiết, đề án được xây dựng trên cơ sở quán triệt NQ19 NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XII).

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đình Xứng thống nhất phương án sáp nhập Trường Cao đẳng Nông - Lâm vào Trường Cao đẳng nghề Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sáp nhập trường Trung cấp nghề xây dựng và Trường Trung cấp Phát thanh -Truyền hình vào Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp; giữ nguyên trạng tổ chức và hoạt động của các trường: Trường Cao đẳng nghề Nghi Sơn; Trường Trung cấp Thương mại và Du lịch; Trường Trung cấp nghề Giao thông - Vận tải; Trường Trung cấp nghề thanh, thiếu niên khuyết tật, đặc biệt khó khăn và Trường Trung cấp nghề miền núi; sáp nhật các trung tâm giáo dục thường xuyên vào các trường nghề tại các huyện: Nga Sơn, Bỉm Sơn, Thạch Thành; giải thể Trường Cao đẳng Y tế và chuyển giao tài sản, cán bộ để sắp xếp vào Phân viện Đại học Y Hà Nội tại Thanh Hóa.

Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở Lao động, Thương binh và Xã hội xây dựng các đề án chi tiết của từng phương án sáp nhập, báo cáo UBND tỉnh xem xét, thực hiện.

Phiên họp cũng thảo luận Tờ trình về việc ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích tích tụ, tập trung đất đai để phát triển nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao đến năm 2025. Theo đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng 2 cơ chế nhằm thực hiện hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX, hộ gia đình thực hiện đầu tư các dự án nông nghiệp công nghệ cao và hướng tới công nghệ cao. Đó là cơ chế hỗ trợ kinh phí chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thuê đất, góp đất bằng quyền sử dụng đất, mặt nước của hộ gia đình cá nhân để tích tụ, tập trung đất đai, phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao và hướng tới công nghệ cao và cơ chế hỗ trợ kinh phí giải phóng mặt bằng để khuyến khích các nhà đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất, chế biến nông, lâm, thủy sản. Dự tính, tổng nguồn kinh phí thực hiện cơ chế, chính sách này trong 6 năm (2020-2015) là hơn 1.671 tỷ đồng.

Kết luận nội dung này, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đình Xứng cơ bản đồng ý với các nội dung đã xây dựng. Tuy nhiên, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp thu các ý kiến tại phiên họp để hoàn chỉnh, bổ sung cơ chế chính sách theo hướng: Không xây dựng chính sách hỗ trợ cào bằng mà mức hỗ trợ cần được xây dựng căn cứ trên quy mô đầu tư, trình độ công nghệ ứng dụng. Không thực hiện hỗ trợ đầu tư với hình thức góp đất sản xuất. Bên cạnh đó, chính sách được tập trung xây dựng theo hướng hỗ trợ phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh. Về vấn đề hỗ trợ giải phóng mặt bằng các dự án chế biến nông lâm thủy sản, Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính nghiên cứu, xây dựng hình thức hỗ trợ phù hợp.

Cũng tại phiên họp này, UBND tỉnh đã thông qua tờ trình đề nghị ban hành Bộ tiêu chí về sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025; tờ trình bãi bỏ một số nội dung quy định tại điều 1, Nghị quyết số 151/2015/NQ-HĐND ngày 11/12/2015 của HĐND tỉnh về việc ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất giống cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020. Đồng thời nghe, cho ý kiến vào báo cáo chính sách đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; chính sách tín dụng; vốn cấp bù lãi suất cho các dự án và mức vốn sử dụng ngân sách tỉnh để bảo đảm hỗ trợ doanh nghiệp; định mức hỗ trợ đối với từng loại hạng mục, công trình; danh mục các dự án khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh đến năm 2024.

Trung Hiếu


Trung Hiếu

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]