(vhds.baothanhhoa.vn) - Bác Hồ đi về với thế giới người hiền đã tròn chẳn 50 năm. Trong suốt 50 năm qua trong lòng mỗi người chúng ta không bao giờ nguôi niềm tưởng nhớ, nỗi tiếc thương và lòng biết ơn sâu sắc đối với vị lãnh tụ anh minh của dân tộc, nhà lãnh đạo thiên tài của Đảng, của đất nước, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, người ông, người cha, người Bác kính yêu của toàn thể nhân dân, một danh nhân văn hóa lớn của toàn thế giới. Bởi vậy 50 năm và mãi mãi về sau, tuy Bác đi xa nhưng trong sâu thẳm trái tim mình, Bác vẫn luôn bên chúng ta, gần chúng ta để dìu dắt chúng ta đi bằng ngọn đèn tỏa sáng của Người: Đó là bản Di chúc của Bác Hồ.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tài sản vô giá, kết tinh tư tưởng, đạo đức và tâm hồn của một vĩ nhân hiếm có

Bác Hồ đi về với thế giới người hiền đã tròn chẳn 50 năm. Trong suốt 50 năm qua trong lòng mỗi người chúng ta không bao giờ nguôi niềm tưởng nhớ, nỗi tiếc thương và lòng biết ơn sâu sắc đối với vị lãnh tụ anh minh của dân tộc, nhà lãnh đạo thiên tài của Đảng, của đất nước, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, người ông, người cha, người Bác kính yêu của toàn thể nhân dân, một danh nhân văn hóa lớn của toàn thế giới. Bởi vậy 50 năm và mãi mãi về sau, tuy Bác đi xa nhưng trong sâu thẳm trái tim mình, Bác vẫn luôn bên chúng ta, gần chúng ta để dìu dắt chúng ta đi bằng ngọn đèn tỏa sáng của Người: Đó là bản Di chúc của Bác Hồ.

Chủ tịch Hồ Chí Minh và bản Di chúc. (Ảnh tư liệu)

Bản Di chúc Bác để lại là một văn kiện lịch sử, một tài sản tinh thần vô giá, kết tinh toàn bộ tinh hoa tư tưởng, tâm hồn và đạo đức trong sáng, đẹp đẽ của một vị lãnh tụ rất đời thường mà rất vĩ đại, suốt đời phụng sự Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân.

Chúng ta đã biết và vẫn nhớ là đúng 9 giờ sáng ngày 19/5/1965, tại ngôi nhà sàn trong Phủ Chủ tịch, Bác bắt đầu ngồi viết về ngày ra đi của mình và viết những điều căn dặn cháu con. Bác thanh thản, ung dung, tự tại, Bác suy nghĩ việc này từ đầu những năm 60 của thế kỷ XX, sau khi dự Hội nghị Đại biểu các Đảng Cộng sản và công nhân quốc tế từ Maskva (thủ đô Liên bang Xô viết) trở về. Càng tự hào với sự lớn mạnh của phong trào Cộng sản và công nhân quốc tế bao nhiêu thì Bác càng đau lòng bấy nhiêu về sự bất đồng dẫn đến những bất hòa giữa các Đảng anh em, nhất là trong việc đánh giá kẻ thù. Trước tình hình đó đế quốc Mỹ không bỏ lỡ cơ hội mà đã dấn sâu thêm bàn tay tội ác vào Việt Nam. Tháng 2/1965 không quân Mỹ ồ ạt leo thang đánh phá miền Bắc, tháng 3/1965 quân Mỹ đổ bộ lên Đà Nẵng. Thế là lịch sử lại trao cho dân tộc ta một sự nghiệp trọng đại: cả nước tiến hành cuộc trường chinh chống Mỹ cứu nước.

Năm 1945, 1946 vận mệnh dân tộc ta cũng đã ở thế ngàn cân treo sợi tóc. Khi đó Bác mới 55, 56 tuổi vì vậy Bác nguyện với dân tộc: “Phận sự tôi như một người cầm lái, phải chèo chống thế nào để đưa con thuyền của Tổ quốc vượt qua khỏi cơn sóng gió mà an toàn đi đến bến bờ hạnh phúc của nhân dân”. Còn đến thời điểm tháng 5/1965 thì Bác đã sang tuổi 75, thuộc lớp người “xưa nay hiếm” cho nên: “Ai đoán biết tôi sẽ sống và phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng mấy năm, mấy tháng nữa”.

Bác hiểu hơn ai hết tình hình sức khỏe của mình và sự nghiệp cách mạng lâu dài, gian khổ mà dân tộc ta phải vượt qua. Bác biết rất rõ ràng rằng mình không thể sống đến ngày thống nhất đất nước. Bởi thế Người dặn lại cho Đảng cho dân, cho con cháu về định hướng chiến lược mà phấn đấu.

Di chúc mà Bác để lại cho Đảng, cho nước, cho dân là một văn kiện lịch sử đặc sắc, chứa đựng trong đó cả tinh hoa tư tưởng, đạo đức và tâm hồn của một vĩ nhân hiếm có đã trọn đời phấn đấu, hy sinh vì Tổ quốc, vì nhân dân.

Di chúc đã khẳng định thắng lợi tất yếu của sự nghiệp chống Mỹ cứu nước ngay từ khi nó đang diễn ra quyết liệt. Đồng thời cũng vạch ra những định lý mang tính cương lĩnh cho sự phát triển của đất nước sau khi kháng chiến thắng lợi. Di chúc là sự chăm lo của Người đối với sứ mệnh của Đảng. “Việc cần phải làm đầu tiên là chỉnh đốn lại Đảng, làm cho mỗi cán bộ, mỗi đảng viên, đoàn viên phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”.

Trong Di chúc Bác căn dặn: “Đảng phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân”. Đầu tiên là công việc đối với con người “Trước hết là với những gia đình liệt sỹ, những cán bộ, chiến sỹ, dân quân, du kích... những người đã hy sinh một phần xương máu của họ. Phải giúp đỡ họ có công ăn việc làm thích hợp, quyết không để họ đói rét”. Ngay cả đối với những nạn nhân của chế độ xã hội cũ Người cũng nhắc nhở: “Nhà nước vừa phải giáo dục, vừa dùng luật pháp để cải tạo họ, giúp đỡ họ trở nên những người lao động lương thiện”.

Đối với đồng bào, nhất là với nông dân đã luôn hết sức trung thành với Đảng, Chính phủ, ra sức góp của, góp công, vui lòng chịu đựng mọi khó khăn, gian khổ trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ đến ngày thắng lợi hoàn toàn. Bác đề nghị: “Miễn thuế nông nghiệp 1 năm cho các hợp tác xã nông nghiệp để đồng bào hể hả, mát dạ, mát lòng thêm phấn khởi đẩy mạnh sản xuất”.

Nội dung Di chúc thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Người đối với việc “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau”. Bác yêu cầu “Đảng, Chính phủ cần lựa chọn những người ưu tú trong số những chiến sỹ trẻ tuổi và Thanh niên xung phong, cử họ đi học để đào tạo thành đội quân chủ lực trong công cuộc xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội ở nước ta”.

Trong Di chúc Bác “Mong rằng Đảng ta sẽ ra sức hoạt động, góp phần đắc lực vào việc khôi phục lại khối đoàn kết giữa các Đảng anh em trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lê nin và chủ nghĩa quốc tế vô sản có lý, có tình góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”.

Về việc riêng, trọn đời Người đã hy sinh phấn đấu cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc và nhân loại, nên dù phải từ biệt thế giới này, Người không có điều gì phải hối hận, “Chỉ tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa”. Bác còn dặn: “Sau khi tôi qua đời chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình gây lảng phí ngày giờ, tiền bạc của dân, thi hài thì đốt đi để tốt về mặt vệ sinh, lại không tốn đất”.

Di chúc của Bác là một văn kiện đặc sắc, quan trọng, mang giá trị nhân văn cao cả. Bác mong mọi người, căn dặn mọi người mà đặc biệt là đảng viên, cán bộ, những người có chức trọng, quyền cao cần tu dưỡng, rèn luyện mình về tư chất ở đời và làm người. Ở đời phải gần dân, thân dân, lo cái lo của dân, đau cái đau của dân. Làm người phải chính tâm, phải cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, giữ trọn đạo nghĩa của truyền thống dân tộc: “Uống nước nhớ nguồn, Ăn quả nhớ người trồng cây”. Có cơ đồ sự nghiệp mà mình đang được thừa hưởng ngày nay là nhờ sự đắp móng, xây nền, sự giành dật bằng mồ hôi, nước mắt và xương máu của những bậc tiền nhân, những cán bộ, chiến sỹ và đồng bào dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ kính yêu.

Di chúc của Bác đã phản ảnh tâm hồn cao đẹp, đạo đức trong sáng, chứa đựng muôn vàn tình thương yêu của lãnh tụ đối với Tổ quốc, với nhân dân, với bạn bè khắp 5 châu, 4 biển, đặc biệt là đối với thanh, thiếu niên và nhi đồng.

Di chúc của Bác đã, đang và mãi mãi là những lời căn dặn thiết tha, là ánh sáng soi đường, là sức mạnh thôi thúc hành động không chỉ đối với nhân dân ta mà còn với tất cả những ai đang đấu tranh cho tự do độc lập, cho hòa bình, công lý, cho cơm áo và hạnh phúc của con người.

Kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc lại thêm một dịp để chúng ta báo cáo với Bác rằng những công việc mà mình đã, đang và sẽ làm theo những lời dặn dò, nhắc nhủ, mong đợi của Người là một cơ hội tốt để thật thà phê bình, tự phê bình, xem xét lại mình nghiêm chỉnh để phát huy ưu điểm, sửa chữa khuyết điểm. Từ đó mà thêm tích cực phấn đấu, tăng cường đoàn kết, thương yêu đồng chí, đồng bào, giúp nhau tiến bộ, để góp phần xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Văn Như Tước


Văn Như Tước

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]