(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Tấm ảnh tư liệu quý về quang cảnh lúc giải lao của Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ II (tháng 4/1949) chúng tôi sưu tầm được tại gia đình ông Đặng Trọng Liên, là giáo viên về hưu ở làng Yên Lạc. Tấm ảnh này do thân sinh ông Đặng Trọng Liên là ông Đặng Trọng Quát để lại.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tấm ảnh tư liệu quý về Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ II (tháng 4/1949)

(VH&ĐS) Tấm ảnh tư liệu quý về quang cảnh lúc giải lao của Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ II (tháng 4/1949) chúng tôi sưu tầm được tại gia đình ông Đặng Trọng Liên, là giáo viên về hưu ở làng Yên Lạc. Tấm ảnh này do thân sinh ông Đặng Trọng Liên là ông Đặng Trọng Quát để lại.

Trong lúc cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta đang giành được những thắng lợi to lớn, tương quan lực lượng thay đổi có lợi cho ta. Tháng 1/1949 Hội nghị cán bộ Trung ương chủ trương “Tích cực cầm cự, chuẩn bị chuyển sang tổng phản công”.

Để đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của cuộc kháng chiến, Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức Đại hội Đại biểu lần thứ II vào tháng 4/1949, tại nghè làng Yên Lạc, xã Quốc Tuấn (nay thuộc xã Vĩnh Ninh) huyện Vĩnh Lộc.

Tên làng Yên Lạc ra đời tháng 12/1945. Trước Cách mạng Tháng 8/1945, đất Yên Lạc làng Thọ Vực, tổng Hồ Nam, huyện Vĩnh Lộc. Làng Thọ Vực gồm Vực Đồng, Vực Núi, Vực Giữa, Vực Sông. Yên Lạc ngày nay thuộc Vực Giữa và Vực Sông.

Yên Lạc là một vùng đất cổ, làng có đủ đình, chùa, nghè. Đặc biệt nghè Yên Lạc có 5 gian, 2 dãy rộng rãi, mặt ngoảnh ra sông Mã, phía sau là dãy núi đá đồ sộ, quanh nghè có nhiều cây cối um tùm. Chính vì vậy mà Tỉnh ủy đã chọn nghè Yên Lạc làm địa điểm Đại hội Đảng bộ lần thứ II (4/1949).

Trong cuốn lịch sử xã Vĩnh Ninh xuất bản năm 2010 ghi: “Tháng 4/1949, tỉnh Đảng bộ Thanh Hóa đã tổ chức đại hội đại biểu tại nghè làng Yên Lạc, xã Vĩnh Ninh. Cán bộ, đảng viên và nhân dân Vĩnh Ninh nói chung và làng Yên Lạc nói riêng đã làm tốt nhiệm vụ phục vụ góp phần đại hội thành công tốt đẹp. Lực lượng dân quân đã đào 400m giao thông hào từ nghè Yên Lạc vào chân núi đá, đào hàng trăm hầm trú ẩn cá nhân xung quanh hội trường và dọc đường đến hội trường. Tổ chức phục vụ hậu cần, bảo mật phòng gian, canh gác báo động máy bay địch...”.

Địa điểm và quang cảnh lúc giải lao của Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ II tại nghè Yên Lạc.

Tấm ảnh tư liệu quý về quang cảnh lúc giải lao của Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ II (tháng 4/1949) chúng tôi sưu tầm được tại gia đình ông Đặng Trọng Liên, là giáo viên về hưu ở làng Yên Lạc. Tấm ảnh này do thân sinh ông Đặng Trọng Liên là ông Đặng Trọng Quát để lại.

Ông Đặng Trọng Quát sinh năm 1918, ông được kết nạp Đảng ngày 29/1/1948. Từ 8/1945 đến 1/1946 ông làm Chủ nhiệm Việt Minh làng Yên Lạc. Tháng 2/1946 đến 6/1948 làm Ủy viên Ủy ban kháng chiến - Hành chính xã Quốc Tuấn (bao gồm xã Vĩnh Ninh và xã Vĩnh Khang ngày nay). Tháng 7/1948 đến 2/1949 Thường trực Chi ủy xã Quốc Tuấn. Từ tháng 3/1949 đến 9/1950 cán bộ Đảng vụ Huyện ủy Vĩnh Lộc, kiêm bí thư chi bộ cơ quan Huyện ủy. Sau đó ông được Tỉnh ủy điều động đi làm công tác phát động giảm tô, công tác đón tiếp đồng bào miền Nam tập kết ra miền Bắc… ông Đặng Trọng Quát mất năm 1986.

Tháng 4/1949, ông Đặng Trọng Quát đang là cán bộ Đảng vụ Huyện ủy Vĩnh Lộc, ông và một số đồng chí được Thường vụ Huyện ủy giao nhiệm vụ giúp Tỉnh ủy trong công tác phục vụ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ II. Lúc bấy giờ gia đình ông Đặng Trọng Quát có ngôi nhà ngói 4 gian đủ chân tay, chỉ cách nghè Yên Lạc khoảng 200m, được dùng làm địa điểm hội họp của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và gia đình ông Đặng Trọng Toát là anh ruột ông Đặng Trọng Quát cũng có ngôi nhà ngói 4 gian được làm nơi ăn nghỉ của Ban Thường vụ Tỉnh ủy trong những ngày đại hội.

Ngày 4/8/2011, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ra Quyết định số 223 công nhận nghè Yên Lạc, xã Vĩnh Ninh, huyện Vĩnh Lộc là di tích lịch sử cách mạng.

Nhân đây chúng tôi cũng xin có đôi lời về cuốn lịch sử Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa tập I (1930 - 1954) xuất bản tháng 12/2000, trang 227 ghi: “Tháng 4/1949, Đảng bộ tỉnh đã tổ chức Đại hội lần thứ II tại làng Thọ Vực (Vĩnh Minh, Vĩnh Lộc). Cũng tháng 12/2000, Trung tâm thông tin triển lãm tỉnh (thuộc Sở Văn hóa - Thông tin Thanh Hóa - nay là Sở VH,TT&DL), xuất bản tập tài liệu: “Đảng bộ Thanh Hóa - Từ Đại hội đến Đại hội”. Ở trang 13 giới thiệu về Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ II (tháng 4/1949) tập tài liệu viết: “Để đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của giai đoạn quyết định trong cuộc kháng chiến - giai đoạn: “Tích cực cầm cự, chuẩn bị phản công”. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã triệu tập Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ II vào tháng 4/1949 tại Tham Lạc (huyện Triệu Sơn)”.

Đề nghị sách lịch sử Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa tập I (1930 - 1954) và tập tài liệu Đảng bộ Thanh Hóa từ Đại hội đến Đại hội khi có điều kiện tái bản cần sửa chữa những điểm sai sót như đã nói ở trên.

Lê Khắc Tuế



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]