(vhds.baothanhhoa.vn) - Sáng 2/8, Ban thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa bước vào ngày làm việc thứ 2 để nghe và cho ý kiến vào Đề án “Bố trí công an chính quy đảm nhiệm các chức danh Công an xã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa”. Đồng chí Trịnh Văn Chiến - Ủy viên Trung Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thống nhất chủ trương bố trí công an chính quy đảm nhiệm các chức danh công an xã

Sáng 2/8, Ban thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa bước vào ngày làm việc thứ 2 để nghe và cho ý kiến vào Đề án “Bố trí công an chính quy đảm nhiệm các chức danh Công an xã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa”. Đồng chí Trịnh Văn Chiến - Ủy viên Trung Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị.

Tham dự hội nghị có các đồng chí: Đỗ Trọng Hưng - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh; Đỗ Minh Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; đại diện một số ban của trung ương và lãnh đạo Công an tỉnh.

Đồng chí Trịnh Văn Chiến - Ủy viên Trung Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị.

Đề án “Bố trí công an chính quy đảm nhiệm các chức danh Công an xã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa” được xây dựng nhằm thực hiện Nghị quyết số 22 này 15/3/2018 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy Bộ công an tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” và các chủ trương của Đảng ủy Công an Trung ương, Ban thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa đã ban hành.

Theo thống kê, hiện nay toàn tỉnh có 5.690 đồng chí công an xã, thị trấn; thiếu 1.769 đồng chí so với khung số lượng tối đa. Trong nhiều năm qua, lực lượng này đã góp phần quan trọng trong công tác bảo đảm ANTT. Tuy nhiên để đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao, lực lượng công an xã bán chuyên trách đã và đang bộc lộ một số hạn chế.

Trên cơ sở đánh giá đặc điểm các đơn vị hành chính cấp xã liên quan đến tình hình an ninh, trật tự; tình hình phát triển KT-XH các vùng miền có ảnh hưởng đến việc bố trí công an chính quy đảm nhiệm các chức danh công an xã và thực trạng công an xã bán chuyên trách; đề án đã đề ra các giải pháp bố trí công an chính quy tại các xã, thị trấn. Cùng với đó là các giải pháp để chuẩn bị điều kiện cơ sở vật chất; giải pháp bố trí, sắp xếp lực lượng công an xã bán chuyên trách.

Mục tiêu đến năm 2025 bố trí công an chính quy tại các thị trấn và bố trí công an chính quy đảm nhiệm các chức danh công an xã ở 100% xã, hướng tiệm cận dần đến công an xã chính quy. Cụ thể, trong năm 2019, hoàn thành bố trí công an thị trấn chính quy như công an phường tại 28 thị trấn, bố trí công an chính quy đảm nhiệm các chức danh công an xã tại 39 xã mới thành lập sau khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã và 57 xã phức tạp về an ninh, trật tự, cần bố trí ngay công an chính quy đảm bảo ít nhất có 3- 4 công an chính quy/1 xã. Kết thúc nhiệm kỳ 2020- 2025, bảo đảm 100% công an thị trấn chính quy như công an phường; 100% số xã bố trí công an chính quy đảm nhiệm các chức danh công an xã (đảm bảo ít nhất có 3- 4 công an chính quy/1 xã).

Cùng với việc bố trí công an chính quy đảm nhiệm các chức danh Công an xã, thành lập chi bộ công an xã, thị trấn trực thuộc Đảng ủy xã, thị trấn. Cơ sở vật chất đảm bảo mục tiêu xây dựng công an xã, thị trấn chính quy như công an phường.

Thảo luận nội dung này, các đại biểu dự hội nghị cơ bản thống nhất với chủ trương triển khai bố trí công an chính quy đảm nhiệm các chức danh công an xã trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, đề án cần tính toán hợp lý hơn một số vấn đề như: trụ sở làm việc, cơ sở vật chất, số lượng biên chế, đặc biệt là phương án bố trí, sắp xếp các đồng chí Trưởng công an xã, thị trấn là công chức cấp xã, Phó trưởng công an xã, thị trấn và công an viên bán chuyên trách. Việc thực hiện phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, có lộ trình và phải phù hợp với tình hình thực tế; tranh thủ tối đa sự ủng hộ của Đảng ủy công an Trung ương.

Phát biểu kết luận, Bí thư Tỉnh ủy Trịnh Văn Chiến cho rằng đây là việc rất khó bởi công tác đảm bảo ANCT, trật tự an toàn xã hội là công việc cực kì quan trọng, luôn đặt dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng các cấp. Đối với tỉnh ra, để đạt được những kết quả như hiện nay về KT-XH, đó là do có sự đảm bảo về ANCT, trật tự ATXH mà vai trò của lực lượng công an các cấp trong đó có lực lượng công an cấp xã là rất quan trọng. Đây là lực lượng đã đảm đương tốt nhiệm vụ được giao, sâu sát và am hiểu địa bàn, tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết các vụ việc tại cơ sở; trực tiếp đấu tranh, phòng chống tội phạm, đảm bảo tình hình an ninh ở địa phương.

Tuy nhiên, việc thực hiện Nghị quyết số 22 của Bộ Chính trị là việc phải triển khai thực hiện. Chính vì vậy, trên cơ sở các ý kiến tại hội nghị, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu cơ quan soạn thảo tiếp thu, chỉnh sửa, hoàn thiện đề án. Trong quá trình triển khai, cần làm tốt công tác tư tưởng cho lực lượng công an cấp xã hiện nay đang làm. Đối với lực lượng này, chủ trương sẽ bố trí công tác khác, có chế độ chính sách phù hợp. Bí thư Tỉnh ủy giao Ban cán sự đảng UBND tỉnh và các ngành chức năng nghiên cứu xây dựng cơ chế chính sách, trình HĐND kì họp gần nhất. Bên cạnh đó, Công an tỉnh cân đối lại lực lượng cho phù hợp để bố trí, yêu cầu phải thực sự có chuyên môn nghiệp vụ, tư chất đạo đức tốt và am hiểu địa bàn cơ sở.

Về cơ sở vật chất, hướng tới xây dựng đảm bảo mục tiêu xây dựng công an xã, thị trấn chính quy như công an phường nhưng phải tuần tự từng bước, phù hợp với điều kiện. Trước mắt tận dụng cơ sở vật chất có sẵn của các xã, phường, thị trấn, thôn, khu phố để cải tạo, sửa chữa.

Ban thường vụ cũng thống nhất đề nghị Bộ Công an và Trung ương bố trí trưởng công an xã, thị trấn hiện nay có đủ tiêu chuẩn của Bộ Công an vào bộ máy.

Nguyên Mai


Nguyên Mai

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]