(vhds.baothanhhoa.vn) - Ngày 24/12, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đình Xứng đã chủ trì hội nghị Ban chỉ đạo lập Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa, nghe và cho ý kiến vào dự thảo lần 1, Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Dự hội nghị có các Phó chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo các Sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố.

Tin liên quan

Đọc nhiều

UBND tỉnh nghe và cho ý kiến vào dự thảo lần 1, Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Ngày 24/12, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đình Xứng đã chủ trì hội nghị Ban chỉ đạo lập Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa, nghe và cho ý kiến vào dự thảo lần 1, Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Dự hội nghị có các Phó chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo các Sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố.

Đồng chí Nguyễn Đình Xứng - Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa chủ trì hội nghị.

Dự thảo lần 1, Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được xây dựng trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển KT-XH của Thanh Hóa giai đoạn 2011- 2020, các tồn tại hạn chế, điểm mạnh, điểm yếu, các cơ hội và thách thức, kế thừa các nhận định đánh giá của đơn vị tư vấn BCG và đề xuất của các ngành, địa phương, đơn vị.

Dự thảo Quy hoạch đề xuất mục tiêu tổng quát và tầm nhìn đến năm 2030 là: Phát triển KT-XH nhanh chóng bền vững, tạo sự chuyển biến mạnh về chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế, không ngừng nâng cao mọi mặt chất lượng đời sống nhân dân, bảo vệ môi trường và ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, giữ vững QP-AN. Phấn đấu đến năm 2025, GRDP bình quân đầu người của Thanh Hóa đạt mức bình quân chung của cả nước, đến năm 2030 trở thành tỉnh công nghiệp, hệ thống kết cấu hạ tầng KT-XH đồng bộ, hiện đại.

Tầm nhìn đến năm 2045, xây dựng tỉnh Thanh Hóa trở thành một trong những trung tâm KT-XH lớn của cả nước, có công nghiệp phát triển hiện đại, thông minh, dựa trên nền tảng khoa học công nghệ tiên tiến, là trung tâm dịch vụ du lịch và dịch vụ logictic của Nhà nước và khu vực.

Các mục tiêu, chỉ tiêu về phát triển KT-XH, môi trường, QP-AN của Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được xây dựng trên cơ sở dự báo các phương án phát triển. Trong đó, đề xuất mục tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm GRDP giai đoạn 2021 - 2025 là 9,4%/1 năm, giai đoạn 2026 - 2030 là 8,4%/năm.

Các đại biểu tham gia đóng góp vào dự thảo.

Dự thảo đề ra các nhiệm vụ trọng tâm về: Tập trung phát triển công nghiệp với trọng tâm là công nghiệp chế biến chế tạo; Xây dựng Nghi Sơn trở thành trung tâm lọc, hóa dầu của cả nước và khu vực Đông Nam Á; Phát huy tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch, trọng tâm là cung cấp các sản phẩm du lịch biển, nghỉ dưỡng đến năm 2030 đưa Thanh Hóa thành trung tâm du lịch ven biển, nghỉ dưỡng của cả nước và khu vực Đông Nam Á; Thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, và thưc hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc giaxây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh; Tổ chức thức hiện hiệu quả các cơ chế, chính sách cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; Đẩy mạnh các hoạt động bảo tồn, phục dựng các khu chức năng, phấn đấu khôi phục Thành Nhà Hồ và một số di tích lịch sử quốc gia đặc biệt trước năm 2030; Đầu tư nâng cấp, mở rộng, đưa Cảng hàng không Thọ Xuân trở thành cảng hàng không quốc tế, đến năm 2030 công suất đạt 5 triệu lượt khách/năm; Kêu gọi đầu tư hoàn thành hệ thống cảng biển Nghi Sơn theo quy hoạch và cáctuyến giao thông đối ngoại của các vùng kinh tế động lực; Đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng các đô thị trên địa bàn tỉnh; Phát triển các dịch vụ y tế thông minh, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân; Xây dựng thành phố Giáo dục và thành phố Y tế cung cấp dịch vụ chất lượng cao về giáo dục, đào tạo và y tế cho người dân trong và ngoài tỉnh.

Dự thảo quy hoạch đề xuất mô hình phát triển không gian Thanh Hóa gồm 4 vùng động lực, 5 trụ cột chính cho nền kinh tế và 6 hành lang phát triển.

Thảo luận tại hội nghị, các đại biểu đánh giá cao công tác chuẩn dự thảo Quy hoạch lần 1 của Sở Kế hoạch & Đầu tư và các sở, ngành liên quan. Đồng thời đóng góp các ý kiến làm rõ thêm tình hình của các địa phương, các ngành, những yếu tố tác động đến thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội giai đoạn tới, đề xuất điều chỉnh một số nội dung trong phương hướng phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh; bổ sung các giải pháp, phương án về quy hoạch sử dụng đất; bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; khai thác, sử dụng tài nguyên và tài nguyên nước, phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu; bổ sung hệ thống trợ giúp xã hội vào phương án phát triển cơ sở hạ tầng xã hội; điều chỉnh các vùng động lực mới mục tiêu tạo sự liên kết vùng.

Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đình Xứng, nhấn mạnh: Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 là nhiệm vụ quan trọng; đồng thời, đề nghị các sở, ngành, các huyện, thị xã, thành phố thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh thời gian qua và sớm hoàn thành quy hoạch ngành, lĩnh vực. Tiếp thu ý kiến của các đại biểu để bổ sung vào quy hoạch; dự báo tình hình trong nước và thế giới thời gian tới. Bổ sung vào quy hoạch quan điểm chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, kết hợp kinh tế với quốc phòng và tính toán cụ thể cho từng giai đoạn. Về mục tiếu phấn đấu đến năm 2025, thu nhập bình quân đầu người cao hơn bình quân chung của cả nước. Tính toán các chỉ tiêu về thu ngân sách Nhà nước, số người tham gia bảo hiểm y tế. Hệ thống các chỉ tiêu phải bám sát kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Ngoài ra, quy hoạch cần bổ sung không gian, trụ cột phát triển, xác định rõ hành lang phát triển; phương án phát triển các ngành quan trọng. Rà soát từng sản phẩm công nghiệp chủ lực, định hướng phát triển công nghiệp, nhất là dệt may. Quy hoạch đô thị; phương án phát triển các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghiệp công nghệ cao, các khu du lịch, các khu nghiên cứu đào tạo, các vùng nông nghiệp tập trung công nghệ cao; quy hoạch các khu dân cư thành đô thị nông thôn, các khu vực AN-QP. Phương án phát triển mạng lưới giao thông, nhằm tạo bước đột phá trong phát triển KT-XH. Phát triển hệ thống lưới điện theo quy hoạch của ngành điện; mạng lưới viễn thông; mạng lưới thủy lợi trên cơ sở các quy hoạch về thủy lợi đã có. Phương án các khu xử lý chất thải, nước thải; kết cấu hạ tầng xã hội. Phân bổ và khoanh vùng đất đai, bảo đảm đủ đất để đầu tư trực tiếp; sử dụng đất có hiệu quả, hạn chế sử dụng đất trồng lúa. Quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, đưa ra 2 phương án để lựa chọn; danh mục các dự án ưu tiên, bảo vệ môi trường. Giải pháp về nguồn lực để thực hiện, như: Cơ chế thu hút đầu tư, xã hội hóa đầu tư…; thu hút doanh nghiệp, thành phần kinh tế tư nhân đầu tư.

P.V


P.V

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!