(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Trong khi nhiều di tích đang bị... bỏ rơi, thậm chí biến thành phế tích thì nhà thờ họ Lương (nơi thờ Tướng quân Lương Tuyên Quang) - Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh (xã Ngọc Lĩnh, huyện Tĩnh Gia) lại trở thành điểm đến tâm linh quen thuộc không chỉ của con cháu trong dòng họ mà của cả những người dân trên địa bàn xã.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Bảo tồn và phát huy giá trị di tích: Cách làm từ một dòng họ

(VH&ĐS) Trong khi nhiều di tích đang bị... bỏ rơi, thậm chí biến thành phế tích thì nhà thờ họ Lương (nơi thờ Tướng quân Lương Tuyên Quang) - Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh (xã Ngọc Lĩnh, huyện Tĩnh Gia) lại trở thành điểm đến tâm linh quen thuộc không chỉ của con cháu trong dòng họ mà của cả những người dân trên địa bàn xã.

Theo sử sách để lại, Tướng quân Lương Tuyên Quang là con trai của cụ Lương Hữu Khánh và là cháu nội của cụ Lương Đắc Bằng. Vào thời Lê Trung Hưng (thế kỷ thứ XVI), Lương Tuyên Quang đã có nhiều công trạng trong việc dẹp tan quân nhà Mạc, khôi phục nhà Hậu Lê. Ông không chỉ là vị tướng tài ba mà còn có tấm lòng khoan dung, độ lượng, thương dân như con. Vì vậy sau khi ông mất, nhân dân đã lập đền thờ tự trên đất Ngọc Lĩnh - nơi sinh ra ông. Tiếc là cùng với thời gian và chiến tranh di tích đã bị tàn phá. Sau chiến tranh, con em dòng họ Lương đã cùng nhau họp bàn tìm cách khôi phục dần di tích. Cứ thế, đến những năm 80 của thế kỷ XX thì di tích đã được phục dựng hoàn thiện.

Đến năm 2012, căn cứ vào những hiện vật còn lại tìm thấy được trong quá trình khôi phục di tích, Ban trị sự của dòng họ đã bàn bạc thống nhất lập hồ sơ đề nghị các cấp có thẩm quyền xét công nhận nhà thờ là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh. Kể từ đây, công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích càng được chú trọng. Trong đó, kinh phí để trùng tu, tôn tạo di tích hàng năm phần lớn đều là sự đóng góp tự nguyện của con em trong dòng họ.

Tuy nhiên, theo ông Lương Đình Đạo - Chủ tịch UBND xã Ngọc Lĩnh - Trưởng ban trị sự dòng họ Lương thì, trước đây vì không có nhiều kinh phí nên việc khôi phục di tích chỉ là nhỏ lẻ, chắp vá, không tương xứng với công trạng của Tướng quân Lương Tuyên Quang; càng không đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt văn hóa tâm linh của đông đảo nhân dân và con cháu họ Lương ở khắp nơi trong cả nước. Chưa kể, dù đã được tu bổ thường xuyên nhưng sau gần 40 năm qua, di tích đã có nhiều vị trí xuống cấp nghiêm trọng.

Vì vậy, một lần nữa lại thể theo nguyện vọng của con em trong dòng họ, xã đã lập tờ trình xin được khởi công xây dựng lại nhà thờ. Sau rất nhiều quy trình nghiêm ngặt, cuối cùng hồ sơ đã được phê duyệt với tổng dự toán là 2,3 tỷ đồng. Niềm vui đó càng như được nhân lên gấp bội khi đúng vào ngày giỗ của cụ (20/10/2016), di tích đã chính thức được khởi công xây dựng lại. “Điều này với dòng họ Lương chúng tôi có một ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi nó không chỉ thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, tấm lòng báo hiếu, tri ân tổ tiên mà từ đây, chúng tôi đã có thể yên tâm rằng, tên tuổi của tướng quân Lương Tuyên Quang sẽ cùng với các anh hùng hào kiệt của dân tộc sống mãi với thời gian” - ông Lương Đình Đạo bày tỏ.

Cũng bởi xuất phát từ suy nghĩ ấy mà trước khi di tích được khởi công xây dựng, nhân dân làng Đông Lý, nơi có nhà thờ họ Lương đã hiến 3.000m2 đất. Ngoài ra, đến thời điểm này đã có rất nhiều con em họ Lương xa, gần đóng góp với số tiền lên đến gần 500 triệu đồng và nếu tiếp tục nhận được sự ủng hộ của con em trong dòng họ thì dự kiến di tích sẽ được khánh thành vào ngày giỗ cụ Lương Tuyên Quang 20/10/2017.

Hải Thượng



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]