(vhds.baothanhhoa.vn) - Được sự quan tâm của tỉnh, nhiều năm nay hoạt động triển lãm - hội chợ - quảng cáo ở Thanh Hóa đã đóng góp tích cực vào việc tuyên truyền, đưa nghị quyết, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước vào cuộc sống, trong đó có triển lãm lưu động.

Cần đổi mới cách thức triển lãm phục vụ tốt hơn nhu cầu của Nhân dân

Được sự quan tâm của tỉnh, nhiều năm nay hoạt động triển lãm - hội chợ - quảng cáo ở Thanh Hóa đã đóng góp tích cực vào việc tuyên truyền, đưa nghị quyết, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước vào cuộc sống, trong đó có triển lãm lưu động.

Cần đổi mới cách thức triển lãm phục vụ tốt hơn nhu cầu của Nhân dân

Cán bộ và Nhân dân xem triển lãm lưu động tại khu văn hóa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, TP Thanh Hóa.

Trước hết cần hiểu đúng về khái niệm triển lãm và cách thức triển lãm. Nhiều nhà nghiên cứu văn hóa đã đưa ra những khái niệm về triển lãm khác nhau nhưng quy lại, triển lãm là một loại hình nghệ thuật trưng bày tư liệu hiện vật, mà con người cảm nhận được hình ảnh đó một cách trực quan thông qua hiện vật đã được trưng bầy.

Như vậy, khác với tuyên truyền, thông tin báo chí nói chung đối với triển lãm là ở chỗ người xem cảm thụ và phân tích thông tin từ hiện vật thông qua thị giác và thính giác là chủ yếu. Do vậy công tác triển lãm tại chỗ và lưu động phải đạt được một trình độ nghệ thuật nhất định mới có tác dụng hiệu quả tích cực đối với người xem hiện vật trưng bày.

Trước hết, muốn nâng cao chất lượng triển lãm lưu động phải đổi mới phương thức hoạt động nhất là vấn đề quy hoạch kế hoạch thực hiện chuyên đề theo yêu cầu của tỉnh. Tuy công tác triển lãm lưu động thời gian qua đã có những đóng góp hiệu quả phục vụ công chúng góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nhưng vẫn còn nhiều bất cập đó là theo lối mòn rập khuôn mang dáng dấp thời kỳ bao cấp. Nó phụ thuộc quá nhiều vào ngân sách Nhà nước và cách thức tuyên truyền chưa sáng tạo, trong khi đó trình độ dân trí đã ở một tầm cao mới. Trước tình hình ấy chuyên ngành triển lãm lưu động tất yếu phải đổi mới một cách toàn diện kể cả cán bộ, trang thiết bị trưng bày, phương hướng hoạt động.

Ở Thanh Hóa Trung tâm Triển lãm - Hội chợ - Quảng cáo trước đây thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch được chuyền về Đài Phát thanh và Truyền hình đã tạo lợi thế để chất lượng triển lãm lưu động được nâng cao rõ rệt. Sự tương tác hỗ trợ giữa triển lãm mang tính trực quan với quảng bá hình ảnh thông qua truyền hình, người xem dễ hiểu, dễ nhận biết và tính lan tỏa của triển lãm lưu động cũng được sâu rộng hơn. Người dân tiếp cận được thông tin về triển lãm qua truyền hình qua đó kích thích động viên công chúng đến với triển lãm để xem, hưởng thụ công trình văn hóa triển lãm cũng đông hơn.

Nếu nói triển lãm lưu động là thuyền thì truyền hình là nước. Nước đẩy thuyền lên để tiến đến mục tiêu mà kịch bản nội dung, hình thức của triển lãm lưu động đã đặt ra trươc đó.

Hai là, cần đẩy mạnh hơn nữa phương thức xã hội hóa trong công tác tổ chức triển lãm lưu động. Mặc dù nhiều năm nay tỉnh quan tâm đầu tư cho sự nghiệp triển lãm song với mức kinh phí chưa thể đáp ứng được với yêu cầu nội dung và hình thức ngày càng cao mà Nhân dân đòi hỏi.

Triển lãm lưu động là sự di chuyển cơ sở vật chất, con người đến điểm tổ chức trưng bày chủ yếu là vùng xa, vùng cao, hải đảo… tốn kém nhiều kinh phí. Vì vậy cần phải xã hội hóa với phương châm Nhà nước và Nhân dân cùng làm để rồi người hưởng thụ chính là người dân tại nơi đó. Làm được việc này cơ quan triển lãm cần có kế hoạch trước thống nhất với địa phương điểm triển lãm kể cả nội dung, hình thức và quy mô cuộc trưng bày để triển khai cụ thể về vật chất, kinh phí có thể tổ chức theo yêu cầu định trước.

Dựa vào thế mạnh, kinh nghiệm nghệ thuật trưng bày triển lãm, nhiều năm qua, chuyên ngành triển lãm tỉnh đã kết hợp, lồng ghép đưa hình ảnh, thông tin, thông qua hệ thống truyền hình với trưng bầy trực quan, cho thấy không có sự xã hội hóa để huy động nguồn lực tại chỗ thì không thể triển khai có hiệu quả cao nhất là những vùng xa xôi.

Căn cứ vào nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của những địa phương có thế mạnh như cây, con trong nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ở đó Nhân dân rất cần có sự giao lưu hàng hóa, mở rộng cung cầu ở các vùng, miền trong tỉnh cũng rất cần có triển lãm chuyên đề về sản xuất có năng suất cao mang lại lợi nhuận tất yếu phải bỏ kinh phí để tổ chức triển lãm tại địa phương, hoặc doanh nghiệp đó, nơi có nhu cầu tuyên truyền.

Triển lãm lưu động không những là sản phẩm văn hóa trực quan mà còn là một quan hệ kinh tế - xã hội mang lại hiệu quả tích cực nhiều mặt cho Nhân dân.

Ba là, đổi mới hình thức và nội dung văn nghệ cổ động mở đầu cho cuộc triển lãm.

Thông lệ trước khi khai mạc triển lãm nói chung, triển lãm lưu động nói riêng thường có chương trình văn nghệ hay nói cách khác là văn nghệ cổ động. Chương trình ca múa nhạc là một nhiệm vụ không thể thiếu trong cấu trúc kịch bản khai mạc triển lãm. Bởi lẽ ca nhạc tạo ra không khí hào hứng thu hút đông đảo công chúng đến xem triển lãm. Mỗi một cuộc triển lãm thường có nội dung văn nghệ phục vụ cho nội dung triển lãm. Vì vậy, những bài hát, điệu múa phải được chọn lọc trước để phù hợp với nội dung trưng bầy triển lãm. Ví dụ, trưng bầy những hình ảnh về Đảng, Bác Hồ thì phải có những bài ca, điệu múa ca ngợi Đảng quang vinh, Bác Hồ kính yêu và qua đó tạo được sức hấp dẫn truyền cảm cho người đến xem triển lãm. Nhiều năm nay Ban tổ chức triển lãm đã làm rất tốt nội dung này và đã phát huy tác dụng. Song có nhiều nơi, nhiều cuộc triển lãm làm chưa tốt, chương trình ca múa nhạc đã có những bài hát điệu múa còn lạc lõng với nội dung triển lãm, có nơi đưa cả nhạc vàng với nội dung không thích hợp gây phản cảm, quần chúng không đồng tình. Để có chương trình văn nghệ cổ động khai mạc triển lãm đạt yêu cầu, rất cần đổi mới cách thức chọn tiết mục ca múa nhạc hấp dẫn, thiết thực.

Hoàng Hoa Mai

Nguyên Giám đốc Sở VHTT Thanh Hóa


Hoàng Hoa Mai

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]