(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Chợ phiên đồ cũ, tuần họp 2 lần, vào thứ 7 và chủ nhật. Những ai đã đến đây, không thể chỉ đến một lần mà còn muốn đến nhiều lần, sau đó. Tại đây, người ta bắt gặp những món đồ của thời gian, cổ và cũ, qua năm tháng vẫn còn nguyên giá trị. Chợ phiên đồ cũ hay là ở chỗ đấy...

Tin liên quan

Đọc nhiều

Chợ phiên đồ cũ và câu chuyện về văn hóa

(VH&ĐS) Chợ phiên đồ cũ, tuần họp 2 lần, vào thứ 7 và chủ nhật. Những ai đã đến đây, không thể chỉ đến một lần mà còn muốn đến nhiều lần, sau đó. Tại đây, người ta bắt gặp những món đồ của thời gian, cổ và cũ, qua năm tháng vẫn còn nguyên giá trị. Chợ phiên đồ cũ hay là ở chỗ đấy...

Tháng 5/2017 này, chợ phiên đồ cũ vừa tròn 2 tuổi. Trước, vị trí của nó nằm ở khu bảo tàng Hoàng Long, ở số 41, phố Đội Cung, phường Đông Thọ (TPTH). Nhưng tháng 9/2016, nó được chuyển đến địa điểm mới ở Khu đô thị mới Đông Hương, phường Đông Hương (TPTH). Chợ phiên đồ cũ hay còn gọi chợ xưa, một tuần chỉ 2 buổi họp, nhưng chợ lúc nào cũng thu hút hàng trăm lượt khách, không chỉ khách trong tỉnh mà còn nhiều khách ở các tỉnh khác, thậm chí có cả khách nước ngoài.

Điều đáng nói là những câu chuyện về văn hóa bắt đầu ở đây, tại chợ phiên này. Bởi chính tại đây, những món đồ của thời gian, tự bản thân chúng đã là cái đẹp và dù có định giá thì chúng vẫn là vô giá. Chợ phiên đồ cũ, một không gian của đồ cổ và cũ qua các thời kỳ, đấy là một sự bảo lưu về văn hóa, đã được sưu tầm, tìm kiếm, giữ gìn. Cũng là một điều dễ hiểu, vì sao tại đây có những chiếc đĩa, chiếc bát đã bị sứt mẻ, thậm chí chỉ còn một nửa mà vẫn được đưa ra bày, chính là ở chỗ vì nó vẫn toát lên vẻ đẹp ở họa tiết, hoa văn ở giá trị của thời gian và vẫn có người đi tìm nó để ghép lại vì chính họ cũng đang giữ phần còn lại của chiếc bát, chiếc đĩa ấy. Cũng tại phiên chợ này, đã có những cuộc gặp gỡ “kỳ lạ” để những mảnh vỡ thời gian về lại với nhau mà không cần tới sự mua - bán, chỉ là biếu, tặng.

Gần 2 năm đi vào hoạt động, chợ phiên đồ cũ đã thực sự phát huy hiệu quả, một nơi để trao đổi, giao lưu văn hóa, một nơi để tìm về với những giá trị xưa. Chính nhờ có chợ phiên này, mà anh Nguyễn Đức Sâm ở phường Đông Sơn (TP Thanh Hóa), một người sưu tầm đồ cổ hơn mười năm nay đã có cơ hội để mang lại niềm vui cho nhiều người, đáng nhớ nhất về con người này là anh đã bán được hàng trăm chiếc bình toong nước, những chiếc thắt lưng tại phiên chợ đồ cũ này. Đó là kỷ vật chiến tranh mà những người lính mang về. Bên cạnh những kỷ vật của chiến tranh, anh Sâm còn mang đến chợ phiên này những bát C đời Tống, đời Minh hay những chiếc mâm đồng của địa chủ... Chúng cũng đã được đón nhận với tất cả sự trân trọng để bổ sung vào bộ sưu tập cho những người đang còn thiếu... Cũng tại phiên chợ đồ cũ này, anh Mai Hồng Lĩnh ở phường Lam Sơn (TP Thanh Hóa) một người chơi cây cảnh đã tìm những chiếc chum, chậu cách đây hàng chục năm, hàng trăm năm. Với những chiếc chậu cổ và cũ này, anh đã trồng cây nghệ thuật. Anh chia sẻ: “Tôi rất mừng vì tôi đã tìm thấy ở chợ phiên này những đồ quý. Nếu không có chợ phiên này thì chắc chắn sự tìm kiếm của tôi sẽ có những hạn chế hơn và cái cây tôi trồng sẽ không có sức hút bằng khi nó đã có một cái chậu, cái chum hợp”.

Từ ý tưởng hình thành chợ phiên đồ cũ đến khi thành hiện thực, đối với ông Hoàng Văn Thông - Giám đốc Bảo tàng cổ vật Hoàng Long là cả một quá trình dài. Ông nói: “Nhiều tỉnh, thành cũng đã có chợ phiên này từ lâu và hoạt động rất có hiệu quả. Với Thanh Hóa, hơi muộn nhưng rõ ràng đã có thêm một nơi để trao đổi, giao lưu văn hóa, để trân quý những giá trị xưa cũ. Và tôi tin, nếu được quan tâm hơn nữa và có những cái nhìn thoáng hơn thì chắc chắn chợ phiên này sẽ hoạt động tốt hơn rất nhiều”.

Đồ cũ, bản thân nó là những câu chuyện ai cũng muốn khám phá, và nó sẽ được phủ nước sơn mới nếu được cả người bán và người mua thổi hồn và phả hương.

Thiện Nhân



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]