(vhds.baothanhhoa.vn) - Năm 2017, Sở VH,TT&DL Thanh Hóa đã cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích cho 5 tổ chức và cấp Chứng chỉ hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích cho 10 cá nhân. Đây được xem là một trong những nỗ lực lớn, đảm bảo tính pháp lý theo đúng quy định của Luật Di sản trong công tác bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích trên địa bàn.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Chuyên nghiệp công tác bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích

Năm 2017, Sở VH,TT&DL Thanh Hóa đã cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích cho 5 tổ chức và cấp Chứng chỉ hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích cho 10 cá nhân. Đây được xem là một trong những nỗ lực lớn, đảm bảo tính pháp lý theo đúng quy định của Luật Di sản trong công tác bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích trên địa bàn.

Tự hào với khối lượng hơn 1.500 di tích, danh thắng, trong đó có 822 di tích đã được xếp hạng. Nhưng đó cũng là trách nhiệm trong việc gìn giữ di sản. Trải qua thăng trầm của lịch sử và thời gian, các di tích, đặc biệt là các di tích văn hóa lịch sử trên địa bàn tỉnh đã và đang có dấu hiệu xuống cấp. Để bảo vệ, giữ gìn giá trị di tích, đòi hỏi việc trùng tu, phục hồi là vô cùng cấp thiết.

Di tích là lĩnh vực đặc biệt, việc trùng tu, tôn tạo, phục hồi di tích đòi hỏi phải tuân theo những quy định nghiêm cẩn, nhằm đảm bảo tính nguyên gốc của di sản. Theo đó, Luật Di sản năm 2013 quy định: “Tổ chức, cá nhân chủ trì lập quy hoạch, dự án hoặc chủ trì tổ chức thi công, giám sát thi công dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề đối với tổ chức và chứng chỉ hành nghề đối với cá nhân”.

Ngày 1/7/2016, Chính phủ đã ban hành Nghị định 61/2016 NĐ-CP quy định điều kiện kinh doanh giám định cổ vật và hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh. Theo đó, Nghị định quy định rất rõ, các cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề Tu bổ di tích khi đáp ứng các yêu cầu như: Có chứng chỉ hành nghề thiết kế, quy hoạch xây dựng; có chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng; Có chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hoặc người có trình độ đại học trở lên thuộc các chuyên ngành xây dựng; Có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình; và đặc biệt phải “hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức về tu bổ di tích theo quy định của Bộ trưởng Bộ VH,TT&DL”. Cũng theo Nghị định, thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề bảo quản, tu bổ di tích do Giám đốc Sở VH,TT&DL hoặc Giám đốc Sở VH&TT có thẩm quyền cấp, cấp lại, thu hồi chứng chỉ hành nghề quy định.

Di tích đền Bà Triệu được trùng tu, tôn tạo đáp ứng tốt hơn nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng của người dân. (Ảnh: Hữu Ngôn)

Năm 2017, Sở VH,TT&DL Thanh Hóa đã cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích cho 5 tổ chức và chứng chỉ hành nghề cho 10 cá nhân.

Đánh giá về vấn đề này, ông Phạm Văn Tuấn - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di sản Thanh Hóa cho biết: Về mặt pháp lý, một cá nhân, đơn vị bất kỳ dù có chuyên môn song nếu không có Chứng chỉ do cơ quan chuyên môn cấp mà tham gia vào công tác bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích là vi phạm. Chưa kể đến hiện tượng một số cá nhân, đơn vị yếu về chuyên môn, thiếu chứng chỉ song vẫn tham gia vào công tác bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích làm ảnh hưởng đến chất lượng và giá trị của di tích. Quy định về cấp chứng chỉ hành nghề sẽ tạo cơ sở pháp lý và trách nhiệm của các bên liên quan, để từ đó công tác bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích dần đảm bảo theo quy định của Luật Di sản.

Nhớ lại hình ảnh “linh vật lạ” tại di tích đình - chùa làng Bùi xã Quảng Giao (Quảng Xương). Trong quá trình tôn tạo di tích, ngoài việc tự ý đưa vào bên trong di tích một số linh vật chưa được cấp thầm quyền thông qua thì người ta còn tự ý đắp vẽ những hình ảnh kì quái, không thông qua bất kỳ một quy chuẩn nào. Và điều đáng buồn là khi cơ quan chuyên môn cấp huyện phát hiện ra thì mọi chuyện đã là “sự đã rồi”.

Việc trùng tu, tôn tạo ở một số di tích như: Đền Tam Giang xã Tế Tân (Nông Cống); đền thờ Lê Liễu xã Quảng Nhân (Quảng Xương); chùa Tam Giáo thị trấn Hậu Lộc (Hậu Lộc)... cũng bị xem là “không đảm bảo thiết kế ban đầu về họa tiết hoa văn trang trí”.

Việc cấp chứng chỉ hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích rõ ràng là điều kiện đủ để các địa phương có di tích, đơn vị, cá nhân làm công tác tu bổ di tích nghiêm túc thực hiện theo quy đinh, đảm bảo tính giá trị nguyên gốc của di tích theo đúng quy định của Luật Di sản. Và để công bằng, thiết nghĩ cơ quan chức năng chuyên môn phải chăng cũng cần tăng cường công tác thanh, kiểm tra, giám sát chặt chẽ để kịp thời xử lý nghiêm khắc những cá nhân, đơn vị không đảm bảo yêu cầu, vi phạm trong trùng tu, tôn tạo, phục hồi di tích.

Thu Trang


Thu Trang

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]